Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:
Như bạn trình bày bạn muốn chuyển giấy tờ từ con đẻ thành con nuôi. Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào về vấn đề này và theo tôi điều này là không cần thiết bởi vì theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 thì: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy bạn có chuyển từ con đẻ thành con nuôi thì quyền và nghĩa vụ của bạn đối với đứa trẻ đó vấn giống như con đẻ.
Trong trường hợp của bạn thì có thể tiến hành yêu cầu chấm dứt quan hệ cha mẹ và con. Hiện tại pháp luật không có quy định về việc xóa quan hệ huyết thống hay chấm dứt quan hệ huyết thống giữa con cái với cha mẹ và cũng không có văn bản pháp luật nào quy định về việc giải quyết chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Khi người con đã đạt đến độ tuổi nhất định có đầy đủ hành vi dân sự (đã thành niên) thì có quyền tự quyết định về hành vi, về cuộc sống riêng của mình, khi đó cha mẹ chỉ là những người thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,... cuộc sống của con.
Tuy nhiên bạn có thể yêu cầu chấm dứt qua hệ cha mẹ và con vì trường hợp của bạn trên giấy tờ là con ruột nhưng thực tế lại là nhận nuôi cho nên bạn cần chứng minh đó là con nhận nuôi và chấm dứt quan hệ cha mẹ và con theo quy định của pháp luật.
Việc chấm dứt quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi quy định tại điều 78 Luật hôn nhân gia đình 2014 và các quy định tại Luật nuôi con nuôi.
Nếu xin chấm dứt quan hệ cha, mẹ, con nuôi thì việc chấm dứt quan hệ này được dựa trên các căn cứ theo quy định tại Luật nuôi con nuôi:
- Căn cứ Điều 25 luật nuôi con nuôi về “căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi” việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: “Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi…”
- Căn cứ Điều 26 Luật nuôi con nuôi về “Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi” thì cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt viện nuôi con nuôi.
- Căn cứ vào Điều 10 Luật nuôi con nuôi về “Thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi” thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp người con nuôi đủ 18 tuổi gia đình bạn tiến hành chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu cháu bé mà gia đình nhận nuôi chưa đủ 18 tuy người con nuôi tuy có các hành vi hư hỏng, phá phách và sa ngã. Tuy nhiên, các hành vi của cháu chưa bị kết án về các tội danh quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật nuôi con nuôi. Cho nên, gia đình không có đủ điều kiện để thực hiện việc chấm dứt quan hệ cha mẹ và con nuôi khi trong trường hợp của bạn đứa con nuôi chưa đủ 18 tuổi.
Trân trọng.
(Chuyên viên pháp lý)
LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO
ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)
ĐTDĐ: 0989046966
ĐTVP: (08).38940903
EMAIL: lsthachthao@yahoo.com
TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày
1. Email: lsthachthao@yahoo.com.
2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966