Chuyển đổi chủ sở hữu công ty

Chủ đề   RSS   
  • #522588 01/07/2019

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Chuyển đổi chủ sở hữu công ty

    Mình đang gặp một trường hợp trong quá trình làm việc như sau:

    1. Cty TNHH Gen Vina là doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài, thuộc sở hữu của Gen INC hàn quốc.

    2. Gen INC hàn quốc dự định sẽ đóng cửa do nhưng vẫn muốn duy trì Gen Vina.

    Vậy khả năng Gen Vina sẽ chuyển thành công ty Việt Nam -> làm thế nào để chuyển đổi hợp pháp để Gen Vina vẫn hoạt động bình thường ???

    Quan điểm của mình về tình huống này như sau:
     

    Để công ty Gen Vina được tiếp tục hoạt động thì có cách chủ sở hữu công ty sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ vốn cho một cá nhân hoặc một tổ chức khác (công ty thay đổi chủ sở hữu). Chủ sở hữu mới sẽ tiếp quản toàn bộ công ty và tổ chức các hoạt động khác của công ty vẫn diễn ra bình thường trừ khi chủ sở hữu mới muốn thay đổi lại cơ cấu công ty. 

    Hai bên cần ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn này và chủ sở hữu mới sẽ thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Thủ tục như sau:

    "Điều 46. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    1. Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì người nhận chuyển nhượng phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty. Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

    a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;

    b) Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức; Danh sách người đại diện theo ủy quyền, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền;

    c) Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;

    d) Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;

    đ) Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư."

    =>Tóm lại, việc cần làm ở đây để công ty Gen Vina tiếp tục hoạt động là chuyển nhượng lại toàn bộ công ty này cho cá nhân hoặc tổ chức khác là được.

    Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

    Còn để trở thành công ty Việt Nam thì đơn vị có thể chuyển toàn bộ phần vốn đó cho cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam.

    Ý kiến của các bạn như thế nào về trường hợp này?

     

     
    3958 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522609   02/07/2019

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    Trường hợp này cần xem thêm Gen Vina thành lập và hoạt động theo luật nào. Nếu công ty này hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN và không thực hiện chuyển đổi thì không chuyển nhượng được vốn theo thủ tục nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #537364   15/01/2020

    Theo quan điểm của mình, thủ tục của bạn đã chính xác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan.

    Tuy nhiên có một chút vướng mắc liên quan đến vấn đề dự án đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Phần vốn góp vào dự án của Gen Vina sẽ bao gồm vốn góp, vốn vay và vốn huy động. Thì trong trường hợp, vốn đã góp của Gen Hàn Quốc sẽ có thể dễ dàng chuyển nhượng, tuy nhiên phần vốn vay đã chuyển qua Việt Nam để đầu tư vào dự án sẽ nên giải quyết như thế nào là câu chuyện khác.

    Theo quan điểm của mình, có 2 cách giải quyết:

    - phần vốn vay trong dự án đầu tư rất có thể phải lập thêm một hợp đồng theo đổi chủ thể vay vốn ba bên để bên nhận chuyển nhượng cũng đồng thời là bên cho vay.

    - Phần vốn vay phải được hoàn trả, thanh lý toàn bộ trước khi chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nhận chuyển nhượng mới (Chủ sở hữu mới).

    Trên đây là chút chia sẻ của mình, mong các bạn cùng nhận xét và bàn luận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Desperado2111 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/01/2020)