chuyển cấp dưỡng cho con

Chủ đề   RSS   
  • #283500 28/08/2013

    thuyet.sutu

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chuyển cấp dưỡng cho con

    Thưa các luật sư, e muốn tư vấn 1 vấn đề như sau: Vợ chồng đã li hôn, bây giờ e muốn chuyển tiền cấp dưỡng cho con thông qua 1 cơ quan thi hành án thủ tục ntn? Hiện tại e ko muốn gặp vợ hay có dính níu đến cô ấy? Mặt khác, e muốn thông qua cơ quan thi hành án để có những chứng từ chứng thực để sau có vấn đề gì e lấy ra làm chứng cư.

     
    3834 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #283955   30/08/2013

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10494)
    Số điểm: 58149
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4572 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Qua nội dung ý kiến trình bày của bạn, Luật sư tự hỏi tại sao bạn lại ko muốn gặp  vợ cũ để chuyển tiền cấp dưỡng cho con? bạn sợ dính líu là về chuyện gì? có phải khi đã ly hôn rồi thì hai người ghết nhau đến nỗi không muốn gặp mặt dù là vì con cái của mình?

    Nếu bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hàng tháng gởi tiền cho vợ cũ để nuôi con thì có gí mà bạn ngại hay không muốn gặp mặt? Hai người không còn tình cảm gì với nhau mà chỉ còn vì trách nhiệm đối với con cái là việc nên làm. Bạn chỉ gặp mặt để trao tiền, nắm thêm thông tin về tình hình học hành hay sinh hoạt của con mình đề quan tâm kịp thời, điều này nên làm lắm chứ?  Nến bạn chỉ đơn thuần là ghé gặp mặt đưa tiền chứ ko quan tâm gì đến con cái thì bạn chỉ cần trình bày yêu cầu tại cơ quan thi hành án là xin nộp số tiền hàng tháng phải cấp dưỡng cho cơ quan thi hành án để cơ quan này chuyển lại cho người đang nuôi dưỡng con bạn là xong. Tuy nhiên, luật sư cảnh báo bạn nếu bạn thực hiện như thế thì bạn đã không làm tròn bổn phận quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái sau ly hôn, và cũng chính từ cách hành xử này của bạn đã xlàm tổn thương đến gười đang nuôi dưỡng con bạn, làm nảy sinh chuyện cấm cửa ko cho bạn tiếp xúc còn và thực tế vấn đề này đã xảy ra rất nhiều.

    Bạn nên suy nghĩ cho thấu đáo

    Thân mến

     

     

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    Ngakt.tnt (31/08/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com