Chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý

Chủ đề   RSS   
  • #577359 26/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý

    Trong cuộc sống sẽ có những thời điểm nguồn tài chính của chúng ta trở nên eo hẹp, để giải quyết khó khăn, một số người có nhu cầu tạm thời bán tài sản cho người khác để lấy tiền trong một thời gian ngắn sau đó chuộc lại. Đây là một việc rất thường thấy, tuy nhiên do thiếu hiểu biết về pháp luật mà nhiều người đã mất đi tài sản của mình. Bài viết hôm nay sẽ giúp mọi người có thêm thông tin về việc chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý. 

    Chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý - Minh họa

    Chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý - Minh họa 

    1. Chuộc lại tài sản là gì?

    Chuộc lại là tài sản là việc sử dụng tiền, tài sản có giá trị quy đổi ra tiền để lấy lại những tài sản trước đó đã thuộc sở hữu của mình tuy nhiên vì một số lý do mà đã bán cho người khác và có thỏa thuận về việc lấy lại tài sản.  

    2. Có được chuộc lại tài sản đã bán không?

    Căn cứ vào Điều 454 Bộ luật dân sự 2015 cho phép bên bán có thể thỏa thuận với  bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

    Về bản chất Về bản chất, đây là một hợp đồng mua bán có điều kiện. Các bên khi mua bán có thoả thuận quyền chuộc lại tài sản ngay từ đầu. Thời hạn mà các bên thoả thuận chuộc lại tài sản gọi là “ thời hạn chuộc lại. Pháp luật không giới hạn thời hạn này sẽ là bao nếu các bên có thoả thuận, tuy nhiên nếu các bên không thoả thuận thì nếu tài sản là động sản thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm và nếu tài sản là bất động sản thì thời hạn chuộc lại không quá 05 năm kể từ thời điểm giao tài sản

    Lưu ý: Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ khi giữa hai bên có sự thỏa thuận khác.

    3. Bên mua có bán tài sản khi thời gian chuộc lại vẫn còn không?

    Căn cứ vào khoản 2 điều 454 Bộ luật dân sự 2015, bên mua không được phép xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho bất kỳ một bên thứ 3 nào trừ trường hợp được bên bán đồng ý.

    Rủi ro đối với tài sản sẽ do bên mua chịu cũng căn cứ tại điều 454 Luật này.

    Như vậy việc chuộc lại tài sản đã bán là có thể và hoàn toàn hợp pháp nếu tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, sau khi hết thời hạn được chuộc lại, bên bán sẽ mất đi quyền định đoạt với tài sản, lúc này bên mua có thể tự do chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tài sản đó.

     
    2514 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577390   27/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Chuộc lại tài sản dưới góc nhìn pháp lý

    Cảm ơn bài viết của bạn. Mình muốn hỏi thêm là chuộc lại tài sản này khác với cầm cố như thế nào? Vì trong thực tế, nhiều người thường cầm cố các loại tài sản của mình, sau đó đến thời hạn thì đến nơi cầm cố để chuộc lại tài sản. Cách để phân biệt hai quan hệ này như thế nào? Cảm ơn và mong được bạn giải đáp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/11/2021)