Chứng minh bị người khác ép uống rượu, bia: Ảnh minh họa
Mới đây, Nghị định 117/2020/NĐ-CP được ban hành và sắp có hiệu lực, một trong những nội dung được nhiều người quan tâm là quy định từ ngày 15/11, ép người khác uống rượu bia, uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập có thể bị phạt 1-3 triệu. một vấn đề thắc mắc là làm sao để chứng minh bị người khác ép, buộc uống rượu, bia?
Ranh giới để xác định “mời” và “ép”:
Theo wikipedia:
- Ép buộc hay cưỡng chế là việc buộc người khác phải hành động một cách không tự nguyện bằng cách sử dụng đe dọa hoặc vũ lực.
- Mời là việc tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng.
Từ định nghĩa trên có thể xác định ranh giới phân biệt giữa mời và ép là hành vi, hành động dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực từ phía đối phương.
Thực tế theo lẽ thường chẳng mấy ai ép người khác uống rượu, bia mà sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bắt buộc người khác cả. Vì vậy định nghĩa này cũng rất khó áp dụng cho thực tế.
Ai sẽ chứng minh hành vi ép buộc?
Thực tế, khi đã vào “bàn nhậu” việc giao tiếp, bắt chuyện bằng bia, rượu là văn hóa thông thường khi bị ép họ vẫn vui vẻ nhận lời hoặc từ chối chứ không mấy ai đi khai ra đối tác, đồng nghiệp, bạn bè,…ép mình?
Trường hợp nếu muốn xử lý phải có người làm chứng hoặc trích xuất camera, những hình ảnh, video,… trong bàn nhậu đó thì mới mong có căn cứ để xử lý trách nhiệm
Giải thích thì nghe có vẻ còn mập mờ, khó xác định, mặc dù nội dung cần thiết nhưng cần có nội dung hướng dẫn cụ thể cho các hành vi để tránh mâu thuẫn khi xử lý.
Có mems nào có cách giải thích khác không nhỉ?