CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU CỦA HỘI ĐỒNG CẠNH TRANH

Chủ đề   RSS   
  • #368416 21/01/2015

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU CỦA HỘI ĐỒNG CẠNH TRANH

    Nghị định 07/2015/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh có hiệu lực từ 05/03/2015 và thay thế Nghị định 05/2006/NĐ-CP.

     

     

    1/ Chức năng: tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

     

    2/ Nhiệm vụ và quyền hạn:

    - Tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.

    -  Giải quyết khiếu nại.

    -  Tham gia tố tụng hành chính.

    -  Các nhiệm vụ và quyền hạn khác.

     

    3/ Cơ cấu:

    - Hội đồng Canh tranh có 11-15 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ Công thương.

    -  Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Cạnh tranh là 05 năm và có thể bổ nhiệm lại.

     

    4/ Văn phòng:

    - Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng Cạnh tranh trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.

    - Văn phỏng có Chánh Văn phòng là thành viên của Hội đồng Cạnh tranh và không quá 03 Phó Chánh.

    - Được tổ chức các phòng trực thuộc.

    - Công chức Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ Thư ký Phiên điều trần theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh.

    - Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tuyển dụng, bổ nhiệm.

     

     

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 21/01/2015 09:26:47 SA
     
    5967 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận