Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, NLĐ được và mất gì?

Chủ đề   RSS   
  • #565268 25/12/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, NLĐ được và mất gì?

    Kiến nghị Chính phủ chưa tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021

    Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

    Mới đây Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa quy định tăng lương tối thiểu từ 1.7 hàng năm bắt đầu từ năm 2022 cộng với trước đó Hội đồng tiền lương quốc gia khuyến nghị tiếp tục duy trì đến hết năm 2021 áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng hiện hành. Như vậy, dự kiến nhiều khả năng lương tối thiểu vùng năm 2021 có thể được giữ nguyên. Trường hợp Thủ tướng đồng ý với phương án này thì người lao động sẽ được và mất gì khi chưa tăng lương tối thiểu vùng.

    NLĐ mất gì?

    Trường hợp nếu chưa thực hiện tăng lương thì mức lương áp dụng năm 2021 sẽ giống với mức được quy đinh tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

    - Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

    - Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

    - Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

    - Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

    BLLĐ 2019 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

    Trường hợp chưa tăng lương thì NLĐ hiện hành đang được áp dụng mức thấp nhất nêu trên sẽ chưa được tăng lương, mức lương tối thiểu vẫn được giữ nguyên, việc chưa tăng lương cũng là vấn đề quan trọng để khuyến khích người lao động làm việc tạo kết quả doanh thu.

    NLĐ được gì:

    Việc chưa tăng lương tối thiểu đồng nghĩa với việc phí bảo hiểm chưa tăng mà NLĐ trong khối doanh nghiệp sản xuất được hưởng lương theo sản phẩm hoặc doanh thu.

    Theo đó, mức đóng BHXH hiện hành được quy định như sau:

    - Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

    Người sử dụng lao động

    Người lao động

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    HT

    ÔĐ-TS

    TNLĐ-BNN

    HT

    ÔĐ-TS

    TNLĐ-BNN

    14%

    3%

    0.3%

    1%

    3%

    8%

    -

    -

    1%

    1.5%

    21.3%

    10.5%

    Tổng cộng 31.8%

    - Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

    Người sử dụng lao động

    Người lao động

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    BHXH

    BHTN

    BHYT

    HT

    ÔĐ-TS

    TNLĐ-BNN

    HT

    ÔĐ-TS

    TNLĐ-BNN

    14%

    3%

    0.5%

    1%

    3%

    8%

    -

    -

    1%

    1.5%

    21.5%

    10.5%

    Tổng cộng 32%


    Căn cứ:  Nghị định 58/2020/NĐ-CP

     
    2714 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    admin (26/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #565359   26/12/2020

    Lương tối thiểu vùng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận mức lương trả cho người lao động trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng. Mức tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #565434   27/12/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (510)
    Số điểm: 3432
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Theo quan điểm cá nhân của mình thì việc tăng lương tối thiểu vùng mang ý nghĩa tích cực. Nó không chỉ góp phần vào việc nâng cao thêm mức thu nhập từ tiền lương, tiền công cho người lao động (đối với một số người lao động áp dụng mức trả thu nhập bằng mức lương tối thiếu vùng), đồng thời, việc tăng lương tối thiểu vùng cũng góp phần vào việc tăng thêm mức đóng các loại bảo hiểm... để nâng cao thêm mức an sinh xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #565801   30/12/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Theo mình thì việc không tăng lương tối thiểu vùng cũng không dẫn đến mất mát cho người lao động. Đặc biệt trong tình hình dịch covid hiện này. Khi chưa tăng mức lương tối thì giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể giữ nguyên số lao động đang làm việc cho họ, nếu tăng mức lương lên nhưng doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút kiểu gì cũng buộc thôi việc một phần lao động  dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp tăng cao.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #565808   30/12/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Quan điểm của mình cũng như tác giả, nếu chỉ nói về phương diện đóng bảo hiểm thì việc không tăng mức lương tối  thiểu vùng đồng nghĩa với việc sẽ không buộc phải tăng mức đóng bảo hiểm - vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm ở đúng mức lương tối thiểu vùng (và cộng 7%, 5% nếu có). Cũng có một số người cho rằng đây là mất, vì họ quan tâm đến mức hưởng chế độ bảo hiểm, hưu trí, ....

     
    Báo quản trị |