Theo ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam thì trên đời chỉ có ba thứ xứng đáng được gắn với chữ “Quốc” đó là Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy. Đó là những thông điệp tối hậu và thiêng liêng nhất. Nếu có ai đó có ý đồ gắn hoa, rượu và bất cứ vật thể nào lên những khái niệm tối thượng đó, thì đều là lạm dụng và xuất phát từ những ý đồ thiển cận, tác hại sẽ khó lường.(Theo http://www.baodatviet.vn).
Tuy nhiên, vừa qua cũng có nhiều quan điểm nên có Quốc hoa, Quốc phục điều đó là hoàn toàn phù hợp với nước nhà hiện nay, vì trên thế giới cũng có nhiều nước có “Quốc” này. Đương cử, Giáo sư Tô Ngọc Vân cho biết nhiều lần khi họp quốc tế mặc veston ông thấy nhục vì nước nhà không có Quốc phục. (Theo http://hcm.24h.com.vn).
Đó là hai góc nhìn khác nhau về cùng một vấn đề, mỗi cách đều có cái lý riêng của mình. Thực tiễn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã tiến hành việc khảo sát nhân dân trong việc chọn Quốc hoa cho nước nhà.
Xin hãy gác lại việc đúng sai trong câu chuyện có cần Quốc hoa, Quốc phục hay không tại thời điểm này của đất nước. Mà nên bàn đến cái ý nghĩa thiêng liêng đó:
Quốc hoa, Quốc phục là biểu tượng chứa đựng nét đẹp văn hóa, thông qua đó để quảng bá Việt Nam đến bạn bè thế giới. Có một câu nói cho rằng “văn hóa là những gì còn sót lại”; thật đúng là thế, văn hóa thể hiện sự chọn lọc của lịch sử, những gì tinh tế và ưu việt nhất sẽ được giữ lại để tạo nên tâm hồn Việt. Nên việc có Quốc hoa, Quốc phục để đưa hình ảnh duyên dáng của nước nhà đến bạn bè năm châu nhằm thu hút khách du lịch quốc tế là điều hoàn toàn hợp lý.
Nhưng không, văn hóa không phải chỉ nằm ở Quốc hoa, Quốc phục hay Quốc … mà nằm ở bản chất của nó. Khi thế hệ người Việt hiện nay đã và đang phá vở cái truyền thống tốt đẹp của cha ông xây đắp ngàn đời nay, nó đã làm ô uế nét đẹp văn hóa nước nhà.
Khi Việt Nam chưa có Quốc hoa, Quốc phục thì thế giới đã phong cho ta danh hiệu “Quốc danh chặt chém”. Không biết những người “chặt chém” khách du lịch quốc tế đang nghĩ gì về cái danh không muốn có đó, chính họ đã đánh mất thương hiệu Việt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch nước nhà.
Dân gian có câu “khách hàng là thượng đế”, “vừa lòng khách đến, thuận lòng khách đi” thì họ sửa thành “khách hàng là món tế”, “chặt chém khách đến, mặc kệ khách đi”. Một khi, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch là họ muốn thoát ra khung cảnh công việc mệt nhọc, muốn giảm stress, tìm cảm giác vui vẻ thỏa mái cho mình và người thân… đáng lẽ ra chúng ta phải chiều chuộng nâng niu họ để mang lại những đồng ngoại tệ quý giá cho đất nước ở hiện tại và tương lai bền vững. Nhưng không, các ông “trùm” Việt từ, xích lô, xe ôm, taxi đến những người bán hàng rông… đều “chặt chém” họ một cách quá đáng, coi họ như máy rút tiền di động. Thậm chí những hàng quán lớn cũng a dua theo bằng cách “thách giá thật cao, trả sao cũng chết”. Vậy thì họ còn dám đến Việt Nam nữa hay không? Rõ ràng là “một ra đi không trở lại”.
Không chỉ là khách du lịch nước ngoài mấy ông “trùm” mới “chặt chém” mà ổng “chém” luôn khách du lịch quốc nội. Thật là đáng buồn cho nên du lịch nước nhà, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nên vào cuộc chấn chỉnh tình hình nói trên. Dẫu biết rằng “Một lần mất tín vạn lần mất tin” nên rất khó lấy lại niềm tin song muộn còn hơn không.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/05/2013 08:26:50 SA
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 07/05/2013 08:25:49 SA