Chủ trọ tự ý nâng giá điện có vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #463089 30/07/2017

    Chủ trọ tự ý nâng giá điện có vi phạm pháp luật?

    Chào các bạn, mới đây mình mới đọc Quyết định 2719/QĐ-BCT về mức điện bán ra hiện nay.

    Cụ thể, về khung giá bán buôn điện bình quân của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho các Tổng công ty Điện lực năm 2017 là :

    - Tổng công ty Điện lực Miền Bắc: 1.173 đồng/kWh. 

    - Tổng công ty Điện lực Miền Nam: 1.348 đồng/kWh.

    - Tổng công ty Điện lực Miền Trung: 1.209 đồng/kWh. 

    - Tổng công ty Điện lực Hà Nội: 1.414 đồng/kWh.

    - Tổng công ty Điện lực Hồ Chí Minh: 1.551 đồng/kWh.

    Theo mình biết quy định giá điện bán ra này chưa tính thuế GTGT. Tuy nhiên, mình thắc mắc 1 tẹo là sao giá điện quy định vậy mà hiện tại tại các nhà cho thuê phòng trọ lại có giá bán khá cao. Thấp nhất thì 2.500 đồng/1kg, có những nơi thu tiền trên 3.000 đồng cho đến gần 4.000 đồng luôn. Mình cũng là dân ở trọ nên thấy thắc mắc với giá điện này. 

    Mình cũng hỏi thêm giá điện nhiều người nói "giá điện nhà nước" với "giá điện tư nhân" là sao ạ? Mình nghĩ việc bán điện cho người dân là do Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán ra. Do đó, nếu thu mức tiền điện sẽ do quy định của Tập đoàn Điện lực chứ. Việc này mình chưa có nghiên cứu gì việc này chỉ thấy đọc rồi thắc mắc thôi ạ. Vì nếu tính thuế GTGT cho giá điện này cũng không bao giờ là 100% thuế được nên chỉ có nhiều người cố ý tăng giá điện lên phải không ạ? Hay là do quy định của từng chi nhánh nơi cung cấp điện vậy ạ? 

    Như vậy, không biết nếu các chủ phòng trọ, nhà trọ tự ý thu tiền điện như vậy có bị coi là vi phạm pháp luật không ạ và nếu có thì sẽ bị xử phạt thế nào ạ? 

     
    4040 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    quytan2311 (05/08/2017) ntqn1993 (31/07/2017) DT_DA (31/07/2017) Buddhadasa (30/07/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #463125   31/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn

    Mình nói thế này, chủ trọ có thể thu tiền điện theo mức áp giá của Nhà nước cộng thêm 10% phụ thu hao phí. Việc thu từ 3.000 đến 3.500 đồng/kWh là sai quy định và sẽ bị phạt.

    Đối với sinh viên và người lao động  thuê nhà để ở (Bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình) việc áp giá bán điện được quy định tại Mục c, Khoản  4, Điều 10 của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 quy định về thực hiện giá bán điện, cụ thể:

    + Bên bán điện thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức. Trường hợp này, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do Công ty Điện lực phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung.

    + Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện.

    Đấy là quy định đưa ra nhưng trên thực tế lại rất nhiều tình huống xảy ra và cụ thể là như thế này: chủ trọ nói gia tiền điện, nước là bao nhiêu tiền đấy, anh chị có ở được thì ở không được thì tìm chỗ khác mà chỗ khác thì cũng giống chỗ này giá điện nước vẫn vậy, có khi còn cao hơn chút... giá cả nó đã là thị trường để đặt ra rồi. Đặt mình vào tình huống chủ trọ, mình ko làm mà người khác làm thì mình thu nhập ko cao nên mình làm theo giá thị trường, vậy là đều và hợp lý.

    Tuy nhiên, mình cũng có chút thắc mắc, vậy khi đưa ra quy định sao không có định mức giá vượt quá để xử phạt vì có nơi thu 4000 – 5000 đồng/kWh, và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ Luật dân sự 2015 bao hàm nội dung: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Vậy thì thỏa thuận giữa 2 chủ thể thuê và người cho thuê là hợp lý nếu đạt thành hợp đồng, vậy nếu xảy ra tranh chấp thì xử lý như thế nào khi người cho thuê giá điện cao nhưng người thuê vẫn cứ thuê, hướng nào cho phải ?

     
    Báo quản trị |  
  • #463671   04/08/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Người thuê trọ lúc nào cũng yếu thế hơn chủ trọ rồi, người thuê thì rất nhiều mà nhà trọ thì lại không đủ nên đành chấp nhận giá như vậy. Vấn đề là quản lý việc thu giá điện này như thế nào để người thuê trọ không bị thiệt thòi khi sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #463693   05/08/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Việc tính giá điện theo quy định nhà nước nhưng thu thế và tính thế nào lại do chủ nhà trọ tính. Như chỗ mình ở thì có đăng ký đầy đủ và còn niêm yết gái cụ thể để mọi người có thể. Hiện tại giá điện nước khá thấp và đảm bảo so với mức sống của các sinh viên. Không biết chỗ mọi người có thể do chủ nhà trọ tính vậy và không đăng ký với cơ quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #463866   07/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Nôm na có thể gọi là "phép vua thua lệ làng". Nhà nước quy định là thế, nhưng suy nghĩ của chủ trọ thì nhà người ta thì người ta "có quyền", bạn không ở mời đi chỗ khác, người ta cũng đâu thiết tha mời bạn ở lại. Người thuê trọ thường yếu thế hơn chủ trọ, vì cầu lớn hơn cung, muốn có chỗ ở đàng hoàng một chút đôi khi cũng phải đành ngậm bồ hòn làm ngọt

     
    Báo quản trị |  
  • #463900   08/08/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Chúng ta cũng phải hiểu rằng, sinh viên thuê trọ cũng là giới thuê trọ "thiếu ổn định" nhất, thay nhà trọ như thay áo ấy. Nên việc áp quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT là rất khó khăn cho chủ nhà trọ. Thông thường các dãy nhà trọ cho sinh viên ở, mỗi nhà trọ đều có công tơ điện riêng, tuy nhiên điện đều phải chạy qua công tơ tổng ở cả dãy nhà trọ. Một phòng bạn dùng thì không sao, nhưng với việc nhiều người dùng thì điện sẽ vượt định mức, và theo mình biết giá điện vượt định mức kịch kim đối với hộ gia đình là hơn 2.500 đồng rồi, nên nhiều nhà trọ thu 2.5k là lỗ cho chủ nhà chắc luôn, nên bây giờ đa số các nhà trọ họ đề tính điện với mức giá là 3k/1KWh.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |