Chủ tịch UBND có nhất thiết phải tham gia tòa hành chính?

Chủ đề   RSS   
  • #592146 04/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chủ tịch UBND có nhất thiết phải tham gia tòa hành chính?

    Án hành chính là một trong những khiếu kiện cơ bản của thủ tục tố tụng, mặc dù không phổ biến như án dân sự hay hình sự nhưng tòa hành chính lại giải quyết được những tranh chấp phát sinh rất đặc thù. Đó là có sự tham của cá nhân hay đại diện cơ quan nhà nước.
     
    chu-tich-ubnd-co-nhat-thiet-tham-gia-toa-hanh-chinh
     
    Thông thường đối với những vụ án tranh chấp lao động, khiếu nại quyết định kỷ luật hay những vấn đề có liên quan đến một bên là cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan nhà nước. Vậy, chủ tịch UBND có nhất thiết phải tham gia tòa hành chính?
     
    1. Tòa hành chính là gì?
     
    Tòa hành chính là tòa chuyên trách của TAND có nhiệm vụ giải quyết các vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Toà chuyên trách hiện nay được thiết lập trong hệ thống từ TAND cấp cao đến TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện. 
     
    Theo Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính bao gồm các vụ việc sau:
     
    - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
     
    - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
     
    - Khiếu kiện danh sách cử tri.
     
    Ngoại trừ các quyết định, hành vi sau đây thì Tòa hành chính sẽ không có thẩm quyền giải quyết:
     
    (1) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật.
     
    (2) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
     
    (3) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
     
    2. Chủ tịch UBND không tham gia tố tụng có phạm luật?
     
    Đối thoại trong tố tụng hành chính là một hoạt động tố tụng cần phải có sự góp mặt của nguyên đơn và bị đơn, nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc được phía Tòa án chủ trì tổ chức.
     
    Theo đó, Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định Luật Tố tụng hành chính 2015.
     
    03 Trường hợp không cần phải đối thoại:
     
    Căn cứ Điều 135 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định 03 những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được bao gồm
     
    (1) Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
     
    (2) Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
     
    (3) Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.
     
    Theo quy định này, thì Chủ tịch UBND là đương sự trong vụ khiếu kiện sẽ được miễn tham gia phiên đối thoại nếu rơi vào một trong các trường hợp trên. Qua đó, việc Chủ tịch UBND không có mặt tại phiên đối thoại sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật.
     
    Một trường hợp khác được quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 có nêu người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
     
    Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện.
     
    Qua đó, không bắt buộc Chủ tịch UBND các cấp phải có mặt trực tiếp tại phiên tòa để tham gia tất cả các giai đoạn tố tụng mà có thể ủy quyền lại cho Phó Chủ tịch UBND của mình làm đại diện tham gia phiên tòa xét xử.
     
    Như vậy, Chủ tịch UBND các cấp là người đại diện pháp luật trong các vụ án hành chính không nhất thiết phải tham gia đối thoại hay trực tiếp có mặt tại phiên tòa xét xử. Mặc dù các quy định trên không có tính bắt buộc tuy nhiên luật vẫn khuyến khích đại diện phía UBND tham gia theo quy định pháp luật nhằm giúp giải quyết vướng mắc cho người dân được thuận lợi hơn.
     
    929 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận