Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #497406 20/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 85 lần


    Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản

    Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản có thể là tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp, công dân Việt Nam, công dân nước ngoài… Hiện nay, các giao dịch có nhân tố nước ngoài rất phổ biến do mối quan hệ quốc tế của Việt Nam ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực. Vì vậy, các quan hệ kinh tế, thương mại, hôn nhân… ngày càng phát triển đa dạng. Dưới đây là các chủ thể phổ biến nhất:

    - Nhà nước, các cơ quan nhà nước: Nhà nước, cơ quan nhà nước là chủ thể tương đối đặc biệt trong các giao dịch dân sự nói chung và trong hợp đồng cho thuê tài sản nói riêng. Nhà nước thường thông qua cơ quan đại diện của mình để thực hiện vai trò chủ thể. Chẳng hạn như việc cho các đoàn ngoại giao thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, cơ quan đại diện cho Nhà nước là Bộ Ngoại giao. Nhà nước là bên thuê tài sản của công dân, pháp nhân làm trụ sở cơ quan…

    - Pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài: Chủ yếu là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Phổ biến nhất là các Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên, Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; Công ty cổ phần, công ty liên doanh, tập đoàn kinh tế…

    - Cá nhân: là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài.

    - Hộ gia đình: hộ gia đình là một loại chủ thể tương đối đặc biệt trong giao dịch dân sự. Chế định về hộ gia đình được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 – từ Điều 106 đến Điều 110. Trong Bộ luật Dân sự 2015 – từ Điều 101 đến Điều 104. Tuy nhiên, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết các điều kiện cần và đủ về “hộ gia đình” và thực tiễn cho thấy, những giao dịch liên quan tới hộ gia đình khá phức tạp, khó xử lý và gây khó khăn cho chính thành viên hộ gia đình và công chứng viên khi chứng nhận các giao dịch của họ.

    Tuy nhiên, như trên đã phân tích, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về việc xác định thành viên hộ gia đình, nên đây chính là điểu gây khó khăn trong khi thực hiện các thủ tục liên quan, nhất là khi đem giao dịch đi công chứng. Thông thường, để có thể thực hiện được việc công chứng các giao dịch có liên quan đến hộ gia đình thì các công chứng viên đều dựa vào sổ hộ khẩu gia đình để làm căn cứ xác định. Nhưng, sổ hộ khẩu không phải là căn cứ tuyệt đối đúng để xác định các thành viên hộ gia đình, bởi sổ hộ khẩu chỉ đơn thuần là sổ do cơ quan công an cấp cho từng gia đình để quản lý con người về mặt hành chính. Thực tiễn cho thấy: sổ hộ khẩu luôn có yếu tố biến động như: tách, đổi, nhập thêm người, cho nhập nhờ, cắt khỏi hộ khẩu… theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Việc thay đổi như vậy không đồng nghĩa với việc thay đổi (mất đi hay hình thành mới) các quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên hộ gia đình đối với tài sản chung của hộ. Để thực hiện được các giao dịch có liên quan tới hộ gia đình thì các công chứng viên đã phải rất sáng tạo nhằm xác định chính xác, bảo đảm đúng, đủ thành viên của hộ gia đình bằng nhiều cách khác nhau như: xin xác nhận của Công an xã, phường, Công an quận, huyện; xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, Phòng địa chính huyện về số lượng thành viên hộ gia đình vào thời điểm hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để có được các loại chứng nhận này không đơn giản bởi thủ tục hành chính khá phức tạp đang tồn tại hiện nay. Người có nhu cầu đi công chứng cần tích cực hỗ trợ công chứng viên thực hiện các công việc này để có thể yên tâm chứng nhận hợp đồng, giao dịch liên quan tới hộ gia đình.

                                       

    Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản phải có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với cá nhân), năng lực pháp luật dân sự (đối với pháp nhân) phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.

    - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng nhận thức của cá nhân để xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Đây là điều kiện quan trọng nhất đối với chủ thể là cá nhân khi tham gia giao kết hợp đồng.

    - Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng thực hiện các quyền, nghĩa vụ khi pháp nhân tham gia giao dịch dân sự. Pháp nhân phải được thành lập hợp pháp, còn tồn tại, hoạt động bình thường vào thời điểm giao kết. Pháp nhân phải có giấy đăng ký hoạt động, giấy phép đầu tư và phải xuất trình trước công chứng viên.

     
    6688 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận