Chữ nổi Braille là gì? Có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Căn cứ nào dùng để xác định Chữ nổi Braille là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?
Căn cứ nào dùng để xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?
Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 65 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Đối với quyền tác giả, quyền liên quan đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đó.
- Đối với quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định theo giả định về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 198a của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 59 của Nghị định này.
Chữ nổi Braille là gì? Có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Chữ nổi Braille là hệ thống chữ viết dành cho người khiếm thị, được tạo ra bởi Louis Braille vào năm 1824. Hệ thống này sử dụng các chấm nổi được sắp xếp thành các ô vuông, mỗi ô gồm 6 chấm, để biểu thị cho các chữ cái, số, ký hiệu và dấu câu. Người đọc sử dụng đầu ngón tay để cảm nhận các chấm nổi, từ đó "đọc" được nội dung.
Chữ nổi Braille đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người khiếm thị tiếp cận thông tin, giáo dục và hòa nhập cộng đồng. Hệ thống này được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Dẫn chiếu đến điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định tác phẩm thể hiện dưới dạng ký tự khác là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà cá nhân, tổ chức tiếp cận có thể hiểu và sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau.
Như vậy, Chữ nổi Braille là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với bản sao Chữ nổi Braille?
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả đối với bản sao Chữ nổi Braille được quy định tại khoản 3 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Để xác định một bản sao hoặc tác phẩm có phải là yếu tố xâm phạm quyền tác giả hay không, cần so sánh bản sao hoặc tác phẩm đó với bản gốc tác phẩm hoặc tác phẩm gốc, tính nguyên gốc của sự sáng tạo tác phẩm, sự thể hiện, biểu hiện của ý tưởng sáng tạo tác phẩm; thời điểm hoàn thành tác phẩm; sự tiếp cận, thời gian, thời điểm tiếp cận của tác giả đối với tác phẩm đã có.
Bản sao tác phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm trong các trường hợp sau đây:
- Bản sao là bản sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ của người khác;
- Tác phẩm (phần tác phẩm) là một phần hoặc toàn bộ tác phẩm đang được bảo hộ của người khác;
- Tác phẩm, phần tác phẩm có nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm đang được bảo hộ của người khác.
Tóm lại, Chữ nổi Braille là hệ thống chữ viết dành cho người khiếm thị và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.