Chủ đất vắng mặt có được kiểm đếm bắt buộc không?

Chủ đề   RSS   
  • #598506 03/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chủ đất vắng mặt có được kiểm đếm bắt buộc không?

    Vì thực hiện mục đích an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế và chính sách sử dụng đất đai của địa phương. Thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện việc kiểm đếm sau đó là thu hồi đất. 
     
    Thủ tục này cần được thông báo đến người có quyền sử dụng đất để phối hợp với cơ quan có thẩm quyền. Vậy, trường hợp chủ đất vắng mặt thì có quan đất đai có quyền kiểm đếm hay không?
     
    chu-dat-vang-mat-co-duoc-kiem-dem-bat-buoc-khong?
     
    Kiểm đếm đất đai được hiểu ra sao?
     
    Hiện hành, kiểm đếm là thuật ngữ được sử dụng nhiều cho việc cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất nhằm mục đích xác định hiện trạng sử dụng đất, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất để lấy thông tin phục vụ cho hoạt động đền bù, giải tỏa.
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 và điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trước khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia.
     
    Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm theo các mốc thời gian sau:
     
    - 90 ngày đối với đất nông nghiệp.
     
    - 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
     
    Do đó, việc kiểm đếm đối với đất thổ cư thì cơ quan có thẩm quyền phải có thông báo về kiểm đếm đất được xác định sẽ thu hồi trước đến người có đất trước 180 ngày.
     
    Trường hợp người có đất cố tình vắng mặt thì có kiểm đếm?
     
    Như đã biết ở trên, kiểm đếm là thủ tục của cơ quan có thẩm quyền nhằm xác định đất được thu hồi cho kế hoạch sử dụng đất của địa phương và trung ương. Theo đó, yêu cầu người có đất phải chấp hành các quy định về thông báo để phối hợp thực hiện.
     
    Trường hợp chủ đất cố tình vắng mặt thì căn cứ khoản 3 Điều 67 Luật Đất đai 2013 người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
     
    Do đó, trường hợp trốn tránh không phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm đếm, thì cơ quan đất đai sẽ thực hiện việc kiểm đếm bắt buộc do vắng chủ.
     
    Thủ tục thực hiện kiểm đếm bắt buộc
     
    Căn cứ Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy trình sau:
     
    UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất, trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
     
    UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
     
    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. 
     
    Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 Luật Đất đai 2013.
     
    Người có đất không nhận được thông báo kiểm đếm thì làm sao?
     
    Trường hợp mà người có đất không được thông báo về việc kiểm đếm và cũng không được bồi thường khi thu hồi thì bạn có quyền khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền. 
     
    Tuy nhiên, cần lưu ý đến thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể, căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 có quy định:
     
    Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
     
    Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
     
    Như vậy, trường hợp người có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cố tình vắng mặt trong lúc cơ quan có thẩm quyền về đất đai gửi thông báo đo đạc kiểm đếm thì sẽ thực hiện kiểm đếm bắt buộc.
     
    1633 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    tnmtphanthiet (26/06/2023) vanbanphapquypmutl (24/05/2023) admin (18/04/2023) ThanhLongLS (04/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận