Chào bạn, mình có vài thông tin hỗ trợ vấn đề của bạn như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
“Điều 141. Phạm vi đại diện
[...]
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[...]”
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
[...]
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
[...]”
Như vậy, nếu người vợ không mất năng lực hành vi dân sự, cũng không ủy quyền cho người chồng thực hiện giao dịch mua bán đất với người đã ủy quyền cho người chồng thì người chồng vẫn có thể nhận ủy quyền của người khác để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho vợ (người vợ trực tiếp tham gia giao dịch).
Hy vọng thông tin của mình hữu ích cho bạn.