Chống Người Thi Hành “Công Vụ Sai” Có Phạm Tội Không?

Chủ đề   RSS   
  • #167134 22/02/2012

    thanhlawyer

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2012
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1865
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    Chống Người Thi Hành “Công Vụ Sai” Có Phạm Tội Không?

    Tội “chống người thi hành công vụ”, mà trung tâm là xác định thế nào là công vụ, vốn là một đề tài tranh luận không dứt trong suốt lịch sử phát triển nhà nước pháp quyền.
    Việc chống lại một người/lực lượng thi hành một công vụ sai thì có bị coi là phạm tội “chống người thi hành công vụ” không? Trang Pháp luật & cuộc sống xin giới thiệu hai luồng ý kiến khác nhau.

    Phải hiểu đúng bản chất của “thi hành công vụ”

    Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ công, tức là người đang thực thi quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính. Tôi nghĩ pháp luật của chúng ta cũng đã quy định rõ về tội chống người thi hành công vụ. Nếu người thi hành công vụ làm trái pháp luật mà bị cản trở, xâm phạm thì người cản trở, xâm phạm không phải chịu tội chống người thi hành công vụ.

    Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng bản chất của việc “thi hành công vụ”. Tôi lấy ví dụ trong một vụ cưỡng chế, những người đang thực hiện quyết định cưỡng chế (cho dù quyết định đó đúng hoặc sai) mà tuân thủ đúng nội dung, kế hoạch của quyết định cưỡng chế đó thì có nghĩa họ đang thi hành công vụ. Bởi vì trong thời điểm đó, những người thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế đang thực thi một quyết định có hiệu lực pháp luật (nếu người bị cưỡng chế thấy quyết định đó sai thì có thể khiếu nại hoặc kiện ra tòa).

    Như vậy, quyết định cưỡng chế có thể sai nhưng những người đang thực hiện không làm trái với nội dung quyết định đó mà bị xâm phạm thì đối tượng xâm phạm bị coi là chống người thi hành công vụ. Chỉ khi những người đang thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế làm sai với nội dung, kế hoạch của quyết định cưỡng chế mà bị xâm phạm thì đối tượng xâm phạm mới không phải chịu tội chống người thi hành công vụ.

    Nếu cứ lý luận rằng một quyết định hành chính sai nên việc xâm phạm những người đang thực thi quyết định hành chính đó không bị coi là chống người thi hành công vụ thì lại khuyến khích việc lấy cái sai để chống cái sai, mà có thể người đang thực thi công vụ hoàn toàn không có lỗi gì trong quyết định sai đó.

    Ví dụ, một quyết định cưỡng chế sai được ký bởi ông chủ tịch UBND huyện và ông chủ tịch mới chính là người chịu trách nhiệm trước quyết định này, còn những người thực hiện quyết định đó là chiến sĩ công an, chuyên viên phòng, ban chức năng của UBND thì không chịu trách nhiệm trước quyết định sai trên.

                                                      
    Nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp NGUYỄN ĐÌNH LỘC LÊ KIÊN ghi


    Chống lại một quyết định trái pháp luật chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ

    Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Hồng Bách - Đoàn luật sư Hà Nội - cho rằng đây là một vấn đề về khoa học pháp lý, cần phải xem xét có các yếu tố cấu thành tội phạm hay không mới xác định có phải hành vi phạm tội hay không.

    Theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, bốn yếu tố cấu thành tội phạm để xác định hành vi phạm tội, xử lý hình sự gồm hành vi trái pháp luật, hành vi phải có lỗi, hành vi phải gây hậu quả nghiêm trọng, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

    Theo đó, nếu hành vi “chống lại một quyết định trái pháp luật” mà đã đủ bốn yếu tố này thì không cần xem xét các vấn đề khác cơ quan điều tra vẫn có thể khởi tố vụ án, khởi tố bị can và điều tra để xử lý trước pháp luật.Luật sư Bách cho rằng về mặt nguyên tắc, những người thi hành công vụ được lệnh thực hiện công vụ, họ không biết được rằng việc chấp hành công vụ của họ đúng hay sai.

    Do đó, dù chống lại một quyết định trái pháp luật nhưng nếu có đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm như trên thì hành vi đó vi phạm pháp luật. Chống lại một quyết định trái pháp luật chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ tội cho những người phạm tội. Theo ông Bách, những người bị cưỡng chế dù chưa biết đúng hay sai nhưng phải chấp hành lực lượng thực thi công vụ, sau đó có quyền khiếu nại hoặc tố cáo hành vi đó là sai trái chứ không được phản ứng tiêu cực.

                                                                                                                         
    MINH QUANG

    Công vụ phải hợp pháp (*)

    Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

    Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ. Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ mà bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ, mà tùy trường hợp cụ thể để xác định một tội phạm khác có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân.Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

    __________

    (*) Tít của Tuổi Trẻ đặt.

    (Trích trong cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm - tập VIII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính. NXB Tổng Hợp TP.HCM (năm 2005) của tác giả Đinh Văn Quế - chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao.

    __________

    Không thể đặt việc răn đe công dân làm trọng tâm

    Thời quân chủ, chỉ cần nhân danh nhà vua thì bất cứ ai cũng không được chống lại, không ai được hỏi lệnh vua đúng hay sai.Thuở ban đầu của nhà nước quân chủ lập hiến, thực thi công vụ được hiểu là mọi hoạt động nhân danh nhà nước. Quá trình phát triển nhà nước pháp quyền chỉ ra rằng bản chất của hoạt động công vụ là sử dụng quyền lực nhà nước.

    Trong nhà nước pháp quyền, bất kỳ hình thức sử dụng quyền lực nhà nước nào cũng phải được luật pháp cho phép. Nói một cách khác, một hành vi, một hoạt động công vụ nào cũng phải căn cứ vào ít nhất một điều luật. Hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước mà không có cơ sở pháp lý (không căn cứ trên một điều luật cụ thể nào) không những không phải là hoạt động công vụ, mà còn là hành vi lợi dụng quyền lực nhà nước.

    Có thể nói trường phái theo chủ nghĩa răn đe trong luật hình sự vẫn thuyết phục được nhiều người khi lập luận rằng khi chống lại người thi hành công vụ, “thủ phạm” đã hiểu rằng đó là công vụ và vì vậy rõ ràng là có chủ đích chống lại người thi hành công vụ. Luật hình sự phải trừng phạt chủ đích này để răn đe.

    Tuy nhiên, ngày nay lập luận “Nhà nước pháp quyền hiện đại với trọng tâm là bảo vệ, bảo đảm phẩm giá con người, không thể đặt việc răn đe công dân lên trên nghĩa vụ và trách nhiệm tự ràng buộc mình vào luật pháp” đã trở thành lập luận được đa số ủng hộ. Vì vậy nhiều nước, trong đó có CHLB Đức, đã bổ sung vào luật hình sự điều khoản không trừng phạt người chống lại “người thi hành công vụ” nếu công vụ đó không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi “thủ phạm” ngộ nhận đó là công vụ thật sự.

    Như vậy, nếu một vụ cưỡng chế thu hồi đất sai pháp luật bị chống trả xảy ra tại một nhà nước pháp quyền như CHLB Đức chẳng hạn, thì các bị cáo trong vụ án không bị truy tố tội “chống người thi hành công vụ”, mà cao nhất chỉ có thể truy tố tội “tự vệ vượt quá giới hạn”.

    Ngược lại, các quan chức ra quyết định cưỡng chế sai sẽ bị truy tố về tội lợi dụng quyền lực nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng với bản án vài năm tù và bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị cưỡng chế cũng như cho những người trong lực lượng cưỡng chế bị thương tật.

                                                                                                                
    TS NGUYỄN VÂN NAM

    Các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:“Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội”.Nội dung này cũng phù hợp với cách giải nghĩa trong Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

    Rõ ràng, công vụ phải là việc công, do công chức nhân danh Nhà nước thực hiện. Nếu lợi dụng chức quyền để triển khai những việc nhằm trục lợi cho bản thân, không nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, thì không thể ngụy biện là công vụ.Khi công vụ được thi hành một cách đúng đắn thì người chống lại cần bị trừng phạt.

    Nhưng khi công vụ được thực hiện không đúng với quy định của pháp luật thì không thể đòi hỏi người dân phải im lặng chấp thuận, và không thể đơn giản kết tội chống đối nếu người dân có phản ứng tự vệ.

    Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật.

    Điều kiện “thực hiện đúng pháp luật” được duy trì trong điều 113 suốt 98 năm, “sống sót” qua bốn lần chỉnh sửa bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:“Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật”.Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng.

    Cho nên, những quy định pháp lý như trong bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thật sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà có tình trạng sự tha hóa và tham nhũng làm ô nhiễm bộ máy công quyền thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.

                                                                                                   
    GS HOÀNG XUÂN PHÚ
                                                                (Viện Toán học thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam)


    ------------------------------ ---
    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LUẬT SƯ RIÊNG
    61 Nguyễn Thị Định, An Phú, Quận 2, TP.HCM

    Điện thoại: 08.62 819 072 - 66 740 930 Fax: 08.62 819 072
    Mobile: 0907.719.381
    Website: www.luatsurieng.net. .Email: info@luatsurieng.net. .Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com
    "Luật sư riêng, Luật sư, Tư vấn pháp luật, Luật sư cho người nghèo, luat su, Thành lập doanh nghiệp, tư vấn bản quyền, đăng ký nhãn hiệu, Tư vấn Luật thường xuyên, Luật sư tranh tụng, đăng ký kết hôn nước ngoài,tư vấn đầu tư, thu hồi nợ..."

    Mr Thành

    Mobile: 0985.307.683

    Email:thanh.chu@luatsurieng.net ; chuthanhlps@yahoo.com.vn

     
    13781 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #167398   22/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Theo mình. Một hành vi công vụ trái pháp luật, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ thì hoàn toàn có đủ cơ sở của hành vi phòng vệ. Miễn sao đủ 4 điều kiện của quyền phòng vệ chính đáng là được. 
              Cần phải nói rằng, ý nghĩa của PVCĐ chính là
     tạo cơ sở pháp lý cho quyền phòng vệ của người dân cũng như của người có trách nhiệm khi có hành vi trái pháp luật, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, của xã hội; đồng thời qua chế định này, Nhà nước cũng khuyến khích mọi công dân tham gia đấu tranh chống lại các hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn chặn hoặc hạn chế những thiệt hại do những hành vi đó gây ra.
              Một hành vi thi hành công vụ trái pháp luật xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, của xã hội, những quyền được pháp luật bảo vệ và thừa nhận. 
              Các nước trên thế giới, quy định rất rõ thế nào là công vụ. Và trong trường hợp nào, hành vi chống trả lại những người thi hành công vụ là phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, không ghi nhận điều này đã trở thành 1 kẽ hở lớn để người có chức vụ quyền hạn để làm bừa.
              Thực tiễn xét xử ở VN, cũng có nhiều trường hợp xét xử hành vi chống trả lại hành vi thi hành công vụ trái pháp luật. Ví dụ như: trong tạp chí TAND số 17 tháng 9/2005 đưa ra tranh luận về quan điểm định tội của người có hành vi chống trả lại hành vi của người thi hành công vụ trái pháp luật. Và trong vụ án đó, Tòa án đã xét xử bị cáo phạm tội "giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng". Điều đó cho thấy, thực tế đã thừa nhận công dân được phép thực hiện hành vi chống trả đối với hành vi thi hành công vụ trái pháp luật.

            Do vậy, trong vụ án ông Vươn thì cần thiết phải xem xét tới thực tiễn xét xử của nhà nước ta trong thời gian qua để xem xét, giải quyết cho phù hợp với quy định của pháp luật cũng như ý nghĩa của hình phạt áp dụng đối với người dân.

             Đồng thời, trong thời gian tới, cơ quan lập pháp cũng cần xem xét và sửa đổi các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan tới hành vi thi hành công vụ cũng như quyền của người dân đối với những trường hơp chống trả lại hành vi thi hành công vụ trái luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #167490   23/02/2012

    duyhieunt
    duyhieunt

    Male
    Mầm

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 31 lần


    giả sử: Tôi là công an, tôi được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho việc cưỡng chế tại Tiên Lãng.

    Vậy có thực hành lệnh hay chờ có kết luận về tính đúng đắn của quyết định cưỡng chế mới thi hành? ai là người xác định đúng sai? vụ nào cũng chờ thủ tướng kết luận, TAND tối cao quyết định hay chờ việc tranh luận trên diễn đàn này ngã ngũ rồi mới thi hành?

    nếu quyết định sai và tôi bị xâm phạm thì ai bảo vệ tôi?





    duyhieunt@Gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #167534   23/02/2012

    anh_danau3288
    anh_danau3288

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 1 lần


    duyhieunt viết:
    giả sử: Tôi là công an, tôi được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho việc cưỡng chế tại Tiên Lãng.

    Vậy có thực hành lệnh hay chờ có kết luận về tính đúng đắn của quyết định cưỡng chế mới thi hành? ai là người xác định đúng sai? vụ nào cũng chờ thủ tướng kết luận, TAND tối cao quyết định hay chờ việc tranh luận trên diễn đàn này ngã ngũ rồi mới thi hành?

    nếu quyết định sai và tôi bị xâm phạm thì ai bảo vệ tôi?







    - Đương nhiên là những người thi hành việc cưỡng chế nếu xảy ra việc bị xâm phạm sẽ được hỗ trợ và bảo vệ, bất kể là quyết định đó Đúng hay Sai. Vì các anh cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ, quyết định sai hay đúng là do cơ quan cấp trên quyết định.
    - Ở đây chỉ là đang bàn đến chế tài với những người như ông "Đoàn Văn Vươn" ra sao, khi mà việc tự vệ của họ đối với những quyết định cưỡng chế sai trái của UBND huyện là chính đáng.
    Có lẽ PL Việt Nam nên cải cách về vấn đề này, bởi thực trang lạm dụng công quyền giờ cũng quá là nhức nhồi rồi ...
     
    Báo quản trị |  
  • #168946   28/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Người RA QUYẾT ĐỊNH có thể sai nhưng người THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH đó có thể nói là luôn luôn đúng (vì họ làm theo mệnh lệnh).

    Chống lại người THI HÀNH công vụ do đó luôn là sai. Nếu quyết định công vụ sai thì chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ mà thôi.

    Nếu không giữ vững nguyên tắc này thì xã hội sẽ loạn, ai cũng có thể tự cho là mình đúng rồi bắn súng, nổ mìn... để "bảo vệ" quyền lợi mà mình cho là chính đáng.

    Dĩ nhiên sẽ có sai sót xảy ra trong quá trình thực thi công vụ, cho nên đã có luật khiếu nại tố cáo để kêu oan, luật trách nhiệm nhà nước để đền bù thiệt hại cho người dân. 

    Vấn đề ở đây là cần có quy định và kiểm soát chặt chẽ quy trình cưỡng chế để đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất sai sót có thể xảy ra mà thôi. Ví dụ ở vụ Đoàn văn Vươn, khi huyện xin ý kiến thành phố về việc cưỡng chế mà Sở TNMT làm hết trách nhiệm thì đã có thể phát hiện ra quyết định thu hồi đất là sai và do vậy đã không cho phép huyện cưỡng chế, khi đó đâu có xảy ra chuyện đáng tiếc như vậy?

     
     
    Báo quản trị |  
  • #169070   29/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

                Để áp dụng được luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thì phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận hành vi thi hành công vụ đó là sai.
                Để dân có thể kêu oan được theo luật khiếu nại tố cáo thì phải có người như bao công mới được.
               Mà để làm được 2 điều trên thì là cả vấn đề đó chứ đâu phải cứ có luật là làm được. Nếu cứ có luật mà làm được thì đã không đến nỗi người dân vì bức xúc quá mà phản kháng. 
       Có những trường hợp, người ra quyết định đúng nhưng người thi hành nó lại sai đó. Vậy nên mới có cái tội "làm chết người trong khi thi hành công vụ..." "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ","lạm dụng chức vụ quyền hạn..."
               Không có cái gì là tuyệt đối, không có cái gì là luôn luôn đúng cả. Máy móc được lập trình rõ ràng còn có sai sót, sự cố, hỏng hóc huống chi con người. Con người sai thì có thể sửa chữa được, chứ nếu con người hỏng thì không thể sửa chữa được đâu. Mà một trong những loại người hỏng đó là loại người vô nhân tính, vô đạo đức. Trong giới chính trị mà để loại người vô nhân tính, vô đạo đức lên lãnh đạo thì có lẽ không chỉ 1 người dân phản kháng, mà có thể dẫn đến rất nhiều người. Như vậy rất nguy hiểm. Do đó, nếu đảng không kịp thời sửa chữa, chấn chính lại đội ngũ thì sẽ tạo cơ hội cho bọn phản động lôi kéo, tụ tập, kích động dân, cũng như làm mất lòng dân.
                Một đất nước lấy dân làm gốc mà lại để mất gốc thì sẽ không thể tồn tại được đâu.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #364021   22/12/2014

    pxacong
    pxacong

    Male
    Sơ sinh


    Tham gia:25/08/2014
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo mình thì nếu khi thi hành một công vụ, nếu người thi hành biết là công vụ sai mà vẫn thực hiện thì khi bị cản trở, người cản trở không bị truy cứu TNHS về tội chống người thi hành công vụ.

    Còn nếu người thi hành công vụ không biết là công vụ sai, mà thi hành bình thường như công vụ khác. Khi đó người cản trở bị truy cứu TNHS về tội đã nêu

    Với trường hợp này, nếu công vụ sai nghiêm trọng thì khi điều tra, truy tố, ta có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người cản trở khi họ cản trở vì cho rằng công vụ đó sai

    Có thể việc xác định người thi hành biết công vụ sai hay không sai khó xác định, nhưng vẫn hợp lý hơn trường hợp truy tố TNHS ngay cả khi công vụ sai. 

     

     
    Báo quản trị |