Chào các bạn!
Trường hợp mà #0072bc;">meobungbu & #0072bc;">tuanbui211988 nêu được quy định tại khoản 3 Điều 31 và Điều 34 Luật BHXH.
Điều 31. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Ngoài ra, tại điểm g khoản 2 Điều 32 Luật bình đẳng giới cũng có quy định:
Điều 32. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình
2. Căn cứ vào khả năng, điều kiện của mình, cơ quan, tổ chức chủ động hoặc phối hợp tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới sau đây:
g) Tạo điều kiện cho lao động nam nghỉ hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ sinh con.
Nhà nước khuyến khích thực hiện các hoạt động quy định tại khoản này.
Tuy nhiên, theo nội dung trên của điều luật trên thì đây chỉ là quy định mang tính viện dẫn, bắc cầu mà không có giá trị bắt buộc.
Vì vậy, khi vợ sinh con và có nhu cầu nghỉ để chăm sóc vợ, con thì người chồng nên trực tiếp đề đạt nguyện vọng của mình với với cơ quan, đơn vị để được giải quyết. Nếu cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thì nên đề đạt với Ban Chấp hành Công đoàn để BCHCĐ phối hợp cùng cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết.
Còn việc giải quyết như thế nào thì còn tùy từng trường hợp và khả năng, điều kiện của từng cơ quan, đơn vị.
Trân trọng!
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 26/01/2011 05:10:26 PM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!