Chồng bị bệnh tâm thần, vợ có được ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #469330 30/09/2017

    lskhacdo

    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/01/2016
    Tổng số bài viết (76)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 89 lần
    Lawyer

    Chồng bị bệnh tâm thần, vợ có được ly hôn?

    CHỒNG BỊ BỆNH TÂM THẦN, VỢ CÓ ĐƯỢC LY HÔN?

    Luật sư Đoàn Khắc Độ

    Ly hôn là quyền của cả vợ và chồng. Luật Hôn nhân & Gia đình (HN&GĐ) năm 20002014 đều quy định vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    Tuy nhiên, Luật HN&GĐ 2000 không quy định về trường hợp ly hôn khi vợ (hoặc chồng) bị bệnh tâm thần. Do đó, nếu người vợ yêu cầu ly hôn khi người chồng bị bệnh tâm thần (hoặc ngược lại) thì bị “vướng” chế định về đại diện và giám hộ. Nên không ít trường hợp Tòa không giải quyết, mặc dù có căn cứ cho ly hôn: “mục đích hôn nhân không đạt được”.

    Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự (k.2, Điều 22 BLDS 2005), họ không thể tự mình tham gia tố tụng được, nên bắt buộc phải có người đại diện hợp pháp.

    Nhưng không thể có người đại diện theo ủy quyền, vì khoản 3, Điều 73 BLTTDS 2004 (sửa 2011) quy định không được ủy quyền đối với việc ly hôn. (mà nếu có cho phép ủy quyền thì người bệnh tâm thần cũng không thể thực hiện hành vi ủy quyền được).

    Vậy người bị bệnh tâm thần chỉ có thể có người đại diện theo pháp luật.

    VẬY AI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI BỊ BỆNH TÂM THẦN?

    Giám Hộ Đương Nhiên:

    Theo k.1, Điều 62 BLDS thì: người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ là người giám hộ đương nhiên (và ngược lại).

    Theo k.2, Điều 141 BLDS thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ.

    Như vậy, nếu chồng bị bệnh tâm thần thì người vợ là người đại diện theo pháp luật của chồng.

    Nhưng trong một vụ án ly hôn thì người vợ (hoặc chồng) không thể vừa là nguyên đơn, vừa là người đại diện cho người chồng (hoặc vợ); người vợ không thể vừa bảo vệ quyền lợi cho mình, vừa bảo vệ quyền lợi cho người chồng. Điều này không thể tồn tại trong tố tụng.

    Trường Hợp Này Có Cử Người Giám Hộ Được Không?

    Theo quy định tại Điều 63 BLDS thì, việc cử người giám hộ chỉ thực hiện khi không có người giám hộ đương nhiên. Và pháp luật cũng không có hướng dẫn nào về việc cử người đại diện cho người bị bệnh tâm thần trong vụ án ly hôn. 

    Rõ ràng là việc yêu cầu ly hôn của vợ (chồng) khi người kia bị bệnh tâm thần đã “vướng” quy định về đại diện, giám hộ.

    Nhưng chẳng lẽ không giải quyết cho họ được ly hôn khi người kia bị bệnh tâm thần? Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh con, đẻ cái, cùng nhau xây dựng tổ ấm. Nhưng một người bị bệnh tâm thần thì rõ ràng mục đích này không đạt được, chưa kể là việc bị bạo lực do người bị tâm thần gây ra?

    Luật sư Đoàn Khắc Độ, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đại Đức

    Điện thoại: 0903 168 986

    Email: do@luatdaiduc.vn

    Website: www.luatdaiduc.vn

     
    9958 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lskhacdo vì bài viết hữu ích
    Trantranglong (30/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #469395   30/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Đúng là bạn phát hiện đúng kẽ hở của luật có thể gây rắc rối cho người vợ nếu rơi vào tình huống này. Vì theo "Điều 62. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ." Vậy, nếu tuyên người chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ sẽ là người giám hộ đương nhiên Trong khi luật chưa kịp điều chỉnh, mình có phương án này có thể giúp người vợ. Đó là có thể chứng mình người vợ không đủ điều kiện để giám hộ cho chồng căn cứ vào các quy định tại Điều 60 BLDS:

    "Điều 60. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

    Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

    1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

    3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ."

    Khi chuẩn bị được những tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh người vợ không đủ điều kiện để thực hiện việc giám hộ cho người chồng thì có thể giải quyết được việc ly hôn.

     
    Báo quản trị |  
  • #472714   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1442)
    Số điểm: 12086
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 209 lần


    Theo quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 24 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

    Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. 

    Như vậy, người chồng hoặc vợ vẫn có quyền ly hôn đối với người kia cho dù người kia bị mất năng lực hành vi dân sự. Và trong trường hợp này, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho người chồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

     
    Báo quản trị |