Chào bạn! Trường hợp trên của bạn Luật sư duytam đã đưa ra căn cứ pháp lý để tính mức án phí cũng như tạm ứng án phí khi bạn khởi kiện tranh chấp vay tài sản trên ra tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 về án lệ phí tòa án.
Do vậy, số tiền bạn cho vay là 1.400.000.000 đồng án phí bạn phải đóng là: 36.000.000 + 3% X 600.000.000 (trị giá số tiền vay của bạn vượt quá 800.000.000) = 54.000.000 đồng.
Bạn phải tạm ứng 50% tiền tạm ứng án phí bạn phải đóng là 27.000.000 đồng
Trong thời gian tòa gọi mà chị ta cứ lẩn trốn hoặc không mặt tại địa phương
Khi tòa thụ lý vụ án tòa sẽ tiến hành thông báo, triệu tập các bên để tiến hành thu thập chứng cứ, các tài liệu liên quan đến vụ án, lấy lời khai của các đương sự, giải thích quyền và nghĩa vụ cho các đương sự. Do vậy, trong trường hợp này người vay tiền được xác định là bị đơn trong vụ tranh chấp về vay tài sản khi tòa án triệu tập hợp lệ thì phải có mặt theo giấy triệu tập của tòa án, trong trường hợp vắng mặt phải nêu rõ lý do chính đáng, triệu tập hợp lệ lần 2 mà không có mặt tòa án giải quyết vắng mặt bị đơn theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 "2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án giải quyết vắng mặt bị đơn."
Tại Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011 quy định như sau
“Điều 199. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
c) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc lập có người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Chúc bạn sớm giải quyết được công việc của mình
Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái
Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307
Trân trọng!