Chờ toà giải quyết li hôn có được kết hôn lần nữa không?

Chủ đề   RSS   
  • #65505 26/10/2010

    phongvu_87

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chờ toà giải quyết li hôn có được kết hôn lần nữa không?

    Tôi đang rất rối không biết phải làm sao? mong sự tư vấn của các bạn...

    Tôi và vợ đã làm đơn xin li hôn lên UBND phường,UBND phường đã chấp nhận cho chúng tôi li hôn ...họ nói chờ ngày ra toà nữa...đến nay đã gần 2 năm rồi mà vẫn không thấy toà kêu xử cho chúng tôi ly hôn....2 năm nay vợ chông tôi không còn qua lại với nhau nữa và đã sống riêng...

    Thời gian gần đây tôi có bạn gái và muốn kết hôn với cô ấy nhưng thủ tục li hôn của tôi vẫn chưa xong ...anh bạn tôi bảo nếu tôi muốn không phiền phức thì viết một lá đơn với nội dung là : cam kết rằng tôi kết hôn lần nữa vợ tôi không gây chuyện quậy phá người vợ thứ hai của tôi ...

    Vậy cho tôi hỏi nếu tôi viết đơn cam kết như trên,mà vợ tôi cũng đồng ý kí vào đơn cam kết  đó và có xác nhận của phường xã...
    Vậy tôi có được kết hôn lần nữa trong thời gian chờ giải quyết li hôn hay không?
    Mong các anh chị giúp tôi....
     
    9004 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #65519   26/10/2010

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30508
    Cảm ơn: 102
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Chào bạn!

    Bạn phải chờ sau khi thụ lý li hônToà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu
    xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.lúc đó bạn mới đủ điều kiện kết hôn lần nữa nếu trong thời gian chờ giải quyết li hôn mà bạn kết hôn thì sẽ vi phạm tại khoản 1 điều 10 luật HN-GĐ .

    Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
    Thân!




     
    Báo quản trị |  
  • #65550   26/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Trời! Thông tin của bạn #0072bc;">phongvu_87 có nói đến "UBND phường", nghĩa là sống ở đô thị mà bạn với cả cái anh bạn kia hiểu luật lơ mơ thế này thì chết thật.

    UBND phương chỉ có trách nhiệm hoà giải để các bạn trở về đoàn tụ thôi, làm gì có thẩm quyền giải quyết ly hôn mà bạn bảo "UBND phường đã chấp nhận cho chúng tôi ly hôn".

    Đọc thông tin của bạn, tôi phán đoán rằn bạn chưa gửi đơn xin ly hôn đến toà án để yêu cầu giải quyết (UBND phường không có trách nhiệm chuyển đơn của bạn cho Toà án, mà nếu có chuyển thì Toà án cũng không nhận).


    Khi chưa có bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật cho vợ chồng bạn ly hôn thì quan hệ giữa các bạn vẫn đang là vợ chồng, nên bạn không có quyền kết hôn với người khác.


    Nếu không muốn gánh chịu những hậu quả như
    #0072bc;">HuyenVuLS đã nêu thì bạn làm đơn ra Toà đi, chờ Toà giải quyết xong rồi hẵng lấy vợ khác.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #65700   27/10/2010

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn
    Xin tư vấn cho bạn như sau:

    1/ Hai vợ chồng bạn xin ly hôn thì gởi đơn xin ly hôn đến Tòa án nhân dân nơi hai vợ chồng đang cư trú để xin giải quyết ly hôn chứ sao lại gởi lên UBND phường làm gi? vì UBND phu7ong ko có chức năng giải quyết ly hôn. Như vậy, cho đến nay tòa án vẫn chưa nhận được đơn xin ly hôn của bạn thì làm sao xử?

    2/ Chỉ khi nào tòa án có bản án hay quyết định tuyên bố hai vợ chồng bạn không còn quan hệ hôn nhân nữa thì bạn mới có quyền kết hôn lần thứ hai. Mọi cam kết gì đó như bạn nói đều không có giá trị pháp lý.

    Thân chào

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #65733   27/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào anh Tuấn!
    Việc ly hôn không bắt buộc phải hoà giải ở cơ sở. Nhưng Điều 86 Luật HN&GĐ khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở và việc hoà giải được tiến hành theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

    Xuất phát từ đó, hiện nay có một số Toà án địa phương khi thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thường bắt buộc đương sự phải thông qua việc hoà giải ở cơ sở mới chấp nhận thụ lý. Có Toà lại không bắt buộc, hoà giải cũng được, không hoà giải cũng xong. Có Toà lại chỉ bắt buộc phải hoà giải ở cơ sở trong trường hợp vợ chồng cư trú trong cùng một đơn vị hành chính cấp phường/xã, nếu khác thì không cần.

    Cũng xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của việc hoà giải ở cơ sở quy định tại Điều 1 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm 1998, một số địa phương cũng đặt ra yêu cầu bắt buộc tiến hành hoà giải việc ly hôn của công dân trên địa bàn do mình quản lý. Nếu không thuyết phục họ đoàn tụ được mới xác nhận các giấy tờ để họ khởi kiện ra Toà án.

    Vậy nên nêu gặp phải những địa phương mà Toà án hoặc chính quyền hoặc cả Toà án lẫn chính quyền đều yêu cầu như thế thì buộc phongvu_87 phải gửi đơn ra UBND phường trước thôi.

    Trân trọng! 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |