Cho phép nổ súng vào người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng

Chủ đề   RSS   
  • #247632 09/03/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cho phép nổ súng vào người có dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng

    Theo quy định tại Dự thảo Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ vừa được Bộ Công An trình Chính phủ lấy ý kiến vào ngày 26/2 vừa qua với mục tiêu ngăn chặn các hành vị phạm tội, chống người thi hành công vụ đang ngày càng trở nên nghiệm trọng.

     

    Theo số liệu thống kê, báo cáo của các bộ, ngành có liên quan, từ năm 2002 đến tháng 6 năm 2012 cả nước đã xảy ra 8.513 vụ, với 13.706 đối tượng vi phạm, trong đó, số vụ việc xử lý hình sự là 6.882 với 11.131 đối tượng; số vụ việc xử lý hành chính là 1.594 với 2.811 đối tượng.

    Trong đó trên 90% số vụ chống người thi hành công vụ là chống lại lực lượng Công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở. 

    Trên cơ sở đó, Dự thảo đã ban hành các quy định và cách thức mà Người tham gia thi hành pháp luật được phép thực hiện như:

    - Giải thích hành vi vi phạm pháp luật.

    - Cưỡng chế buộc phải chấm dứt hành vi hay chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ

    - Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ

    - ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục chống người thi hành công vụ 

     

    Trường hợp có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra.

    Quy định này cũng phù hợp với tình hình tội phạm hiện nay đều sử dụng vũ khí nguy hiểm như dao, súng...và có thái độ xem thường pháp luật sẵn sàng đánh trả lại các chiến sĩ công an.

     

     
    5744 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #247921   11/03/2013

    ngongoctrai
    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Nổ hay không nổ?

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Về dự thảo Nghị định của Bộ công an trình Chính phủ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, có nội dung quy định: Trường hợp có căn cứ thực tế để cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa hành vi chống người thi hành công vụ, kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra và bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.

    Là một luật sư, tôi có ý kiến như sau:

    Bảo vệ tính mạng sức khỏe của người thi hành công vụ là việc làm hoàn toàn đúng đắn, nhưng quy định pháp luật phải minh bạch dễ hiểu và khoa học. Tôi không đồng tình với nội dung tại Điều 18 của dự thảo vì nội dung dài dòng tối nghĩa:

    Thứ nhất: Để bảo vệ tài sản của người thi hành công vụ thì không được là lý do để nổ súng.

    Thứ hai: Người thi hành công vụ có thể bị nhầm lẫn về mối nguy hiểm, trong lúc bối rối có người dũng cảm và có người nhút nhát thổi phồng mối nguy hiểm.

    Thứ ba: Nếu có nguồn nguy hiểm thực sự thì cũng không dễ phân biệt được trường hợp nào hành vi chống chống người thi hành công vụ có dấu hiệu của một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Để phân định được các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải có cả một vụ án với nhiều tháng trời nghiên cứu. Do vậy quy định như hiện tại trao quyền nổ súng vào nhận thức suy nghĩ của người thi hành công vụ là không hợp lý.

    Do tính chất quan trọng của vấn đề nên đòi hỏi nội dung quy định phải thật rõ ràng, khoa học: Ví dụ quy định có thể viết như sau:

    Được phép nổ súng khi đối tượng chống người thi hành công vụ cầm súng ở tay và chĩa súng vào người thi hành công vụ hoặc vào người khác. Không được nổ súng khi đối tượng dắt súng ở thắt lưng, hoặc khi đối tượng cầm súng chĩa lên trời hay chĩa suống đất.

    Được phép nổ súng khi đối tượng sử dụng dao hoặc gậy sắt lao về phía người thi hành công vụ và cách người thi hành công vụ dưới 4m.

    Cơ quan soạn thảo hoàn toàn có thể dành thời gian nghiên cứu để đưa ra những quy định ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu khoa học như trên, có thế mới tránh để sau này người dân chết oan.

    Văn bản của Bộ công an cung cấp số liệu:

    Từ năm 2002 đến tháng 6-2012, trên cả nước xảy ra trên 8.500 vụ với trên 13.700 đối tượng vi phạm. Cơ quan chức năng đã xử lý hình sự gần 6.900 vụ với trên 11.000 đối tượng. Trong đó trên 90% số vụ chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.

    Các con số trên cho thấy tình trạng chống người thi hành công vụ nói chung, vi phạm pháp luật nói riêng là rất xấu. Các cấp chính quyền cần nhận thấy trách nhiệm nặng nề của mình trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế văn hóa ra sao để đời sống người dân được nâng cao, bởi tội phạm gia tăng là bằng chứng cho thấy kinh tế văn hóa đi xuống.

    Các con số cũng cho thấy trách nhiệm lớn lao của lực lượng công an, những chiến sĩ dũng cảm hàng ngày đối mặt với bao mối nguy hiểm. Xã hội cần ghi nhận và vinh danh những nỗ lực cố gắng của ngành công an trong việc giữ gìn an ninh trật tự cho nhân dân.

    Dẫu vậy, với tư cách một công dân và nhận thức của một luật sư, liên quan đến dự thảo này, tôi có ý kiến là tội phạm đã lấy đi sự bình yên của nhân dân, với sứ mệnh bảo vệ thì lực lượng công an làm thế nào thì làm nhưng đừng ảnh hưởng tới phần bình yên còn lại của nhân dân.

    Nếu lạm quyền nổ súng thì xử lý như thế nào?

    Nói đến chế tài trong trường hợp này tức là trường hợp nổ súng sai thì vì đây là hành vi nghiêm trọng và hậu quả cũng nghiêm trọng nên nó sẽ là đối tượng của một vụ án hình sự mới, trong đó người nổ súng sai sẽ là bị can. Việc giải quyết sẽ thực hiện theo tố tụng hình sự, hình phạt sẽ do tòa án quyết định.

    Trường hợp nổ súng sai nhưng không gây ra thiệt hại thì cần có chế tài thật nghiêm khắc để răn đe giáo dục, bởi lẽ đây là phạm trù rất quan trọng mà lầm lỗi của nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người khác.

    Để tránh nổ súng sai và tránh chế tài, cơ quan soạn thảo cần ban hành quy định thật rõ ràng khoa học để người thi hành công vụ nắm rõ quy định. Đặc biệt khi quy định đã mang tính khoa học, đã được tính toán thực nghiệm nghiên cứu rồi thì nội dung quy định đã bao hàm cả yếu tố bảo vệ cho chính người thi hành công vụ. Người thi hành công vụ cứ việc làm đúng theo quy định thì sẽ bảo vệ được mình, giải quyết được sự việc. Quy định như hiện tại tưởng chừng như trao quyền nhưng thực chất cơ quan soạn thảo đã bỏ mặc người thi hành công vụ tự cân nhắc lo liệu và xử lý, bỏ mặc nguy cơ người dân bị bắn nhầm. Trách nhiệm trong việc ban hành ra những quy định khoa học hợp lý là không hề có.

    Cơ quan soạn thảo không được vội vàng, cần dành thời gian nghiên cứu thực nghiệm thêm để quy định được khoa học. Không được vì bảo vệ của người ngành mình mà đẩy nhân dân vào tình huống nguy hiểm, mà thực ra người thi hành công vụ hay nhân dân cũng là người một nhà cả, họ không có lỗi, có chăng là do người soạn thảo thiếu trách nhiệm quy định vô lý không đúng.

    Về phía người thi hành công vụ:

     Bộ Công an đề xuất quy định nghiêm cấm lực lượng này vi phạm điều lệnh, nội quy, quy trình, kế hoạch công tác, vi phạm trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong khi thi hành công vụ; không được vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tham nhũng, tiêu cực, trục lợi cá nhân, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi, thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực khi thi hành công vụ.

    Liên quan đến văn hóa ứng xử của công an thì tôi kể hai trải nghiệm của tôi như sau: Một lần tôi đến làm việc tại cơ quan an ninh Bộ công an, khi đưa công văn cho người cán bộ đọc, anh này tay cầm công văn nhưng ngón tay lại kẹp điếu thuốc, cầm thế nào điếu thuốc cháy thủng tờ giấy của tôi. Một lần khác tôi đến làm việc tại cơ quan công an thuộc một quận của Hà Nội, người bảo vệ đã đòi phạt tôi vì dựng xe sai vạch trong sân của cơ quan công an, tôi cãi lại là có tham gia giao thông ngoài đường đâu mà phạt?

    Không thể phủ nhận là một vài trường hợp cán bộ chiến sĩ công an do thiếu tu dưỡng rèn luyện nên có hành xử không đúng quy định, chưa làm tốt 6 Điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, nhưng đó là thiểu số và ngành công an cần khắc phục và phải làm được. Lãnh đạo ngành cần làm tốt hơn nữa việc thanh tra kiểm tra xử lý những trường hợp sai phạm. Ở cương vị công dân thì chúng ta luôn mong muốn lực lượng công an lớn mạnh trưởng thành lập nhiều chiến công nhưng phải tuyệt đối bảo vệ tính mạng sức khỏe nhân dân trong nhiều trường hợp cần sẵn sàng hy sinh bản thân mình, tuyệt đối tôn trọng luật pháp, lẽ phải, công lý.

    Quay lại dự thảo của Bộ công an, chúng ta ủng hộ việc cần có biện pháp bảo vệ người thi hành công vụ, nhưng phạm trù đó cần được thể hiện ở chính những quy định của Nghị định. Khi điều khoản được ban hành đã dựa vào kết quả thực nghiệm tính toán khoa học thì việc tuân thủ đúng sẽ bao hàm cả việc xử lý giải quyết vụ việc và bảo vệ tính mạng của người thi hành công vụ lẫn công dân. Cơ quan soạn thảo cần dành thời gian nghiên cứu lại quy định và không được vội vàng trong vấn đề này.

     
    Báo quản trị |