Cho mình ý kiến với cả nhà ơi!

Chủ đề   RSS   
  • #83859 19/02/2011

    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Cho mình ý kiến với cả nhà ơi!

    Phần lớn các anh chị tham gia diễn đàn này đều đến từ những ngành nghề khác nhau. Và mỗi ngành nghề lại có những đặc điểm, đặc trưng nhất định trong công việc.

    Chắc hẳn, mỗi anh chị trong diễn đàn dù công tác lâu năm hay mới công tác trong ngành nghề của mình thì đều sẽ có một công thức riêng cho mình để làm việc và chắc là sẽ không có công thức của người nào giống nhau đâu nhỉ!

    Ở bài viết này em chỉ muốn nhấn mạnh sâu về ngành luật, cụ thể hơn thì có thể nói đến những nghề như luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên hay những công việc khác liên quan đến pháp luật ở các cơ quan trong và ngoài nhà nước. Tất nhiên là mỗi nghề nêu trên thì tính chất công việc sẽ có những điểm khác nhau và mỗi người lại có cách làm việc của riêng mình, nhưng chung quy lại thì nó đều xuất phát từ luật và luật cũng là công cụ để thực hiện những công việc đó.

    Vậy công thức chung của người làm những công việc liên quan đến pháp luật là gì anh chị nhỉ ?

    Có thể nói rõ hơn là về cách tư duy về luật, sử dụng luật như thế nào cho có đúng và có hiệu quả,....

    Anh chị nào đang là luật sư, sắp là luật sư và sẽ là luật sư thì cho em thêm ý kiến riêng về nghề luật sư với nhé!

    Mong cả nhà cho ý kiến để em có thể học hỏi!
    Thân trọng!

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    7569 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84592   22/02/2011

    rongcon_baby
    rongcon_baby

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin trả lời thêm choa bạn 1 số ý thôi chứ còn cả thì mình không biết.

    Cái công thức chung ở đây thì không có ,chỉ có theo suy nghĩ của từng người thôi đây là 1 số những tố chất cơ bản của dân luật ,(áp dụng cho luật sư nhá ,còn các ngành khác thì có 1 số điều áp dụng đấy)

    - Trước tiên, bạn phải là người có đạo đức tốt. Bạn phải là người công bằng, khách quan và trung thực thì mới có thể bảo vệ được công lý. Bạn phải là người trung thành với Tổ quốc và tôn trọng Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

    - Phải có bản lĩnh vững vàng: Nghề luật thường phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội, những đút lót, hối lộ và thậm chí là đe dọa hòng "đổi trắng thay đen". Nếu không có bản lĩnh và dũng cảm thì các bạn dễ chán nản và đi đến thất bại.

    - Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao: Khi tham gia một vụ việc liên quan đến luật pháp, trước hết cần linh cảm được sự thật nằm ở đâu, ai đúng, ai sai? Sau đó, phải tìm các chứng cứ, phân tích, đánh giá sự liên hệ giữa các tình tiết để có quyết định đúng đắn.

    - Phải có khả năng diễn đạt tốt: Tất nhiên, bởi nghề luật là nghề thuyết phục người khác nghe theo mình mà.

     
    Báo quản trị |  
  • #84673   22/02/2011

    thehuy_lawyer
    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Cám ơn rongcon_baby đã cho ý kiến nhé!
    Nhưng tớ vẫn tin có một điểm chung nào đó nhưng tìm mãi mà vẫn chưa ra!
    Mong các bạn cho ý kiến thêm nhé!

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    Báo quản trị |  
  • #84737   23/02/2011

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Chào mọi người,

    Về điểm chung của nghề luật: Thẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân của 10 năm về trước là bảo vệ pháp chế XHCN nhưng hiện nay càng mở rộng tiêu chí và mục tiêu hướng tới khi XH ngày càng phát triển và luật pháp ngày càng được củng cố.

    Các vị Luật sư đều nói rằng Luật sư là để Bảo vệ công lý, bảo vệ công bằng cho XH bởi lẽ khi tham gia tố tụng Luật sư vận dụng điều luật, quy định pháp luật để bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình qua đó cũng bảo bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật.

    Có người nói đã hành nghề luật sư thì " hắc bạch phân minh" nhưng thực tế có những trường hợp thay trắng đổi đen, lợi dụng danh nghĩa luật sư để trục lợi và quên mất cái mục đích cao cả của nghề luật sư làm ảnh hưởng uy tín của nghề luật sư. 

    Điểm chung của nghề Luật sư như đã nói ở trên là người bảo  vệ công lý, do đó Luật sư cần có đạo đức nghề nghiệp, kiến thức sâu rộng về luật pháp và có cái tâm nghề nghiệp như những ngành nghề khác, ngoài ra những vị luật sư nổi tiếng có phong cách, sức mạnh diễn thuyết, tranh luận và đấu tranh đến cùng để đạt được mục tiêu đề ra.

    Mong mọi người cùng chia sẻ ý kiến, xin cám ơn.

    LS Nguyễn Trường Hồ

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #85017   24/02/2011

    hienlkd
    hienlkd
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2010
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2205
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 73 lần


    Theo mình, không cứ nghề luật mà bất cứ một ngành nghề nào, nếu muốn đi đến thành công đều cần sự kiên trì và cố gắng. Mình thấy người dân Việt Nam rất thông minh, khi đã vượt qua một cái ngưỡng chung là cánh cửa trường ĐH theo mình vấn đề còn lại chỉ phụ thuộc vào nghị lực của từng người mà thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #85061   24/02/2011

    thehuy_lawyer
    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Cám ơn hienlkd nhé !
    Mình lại có thêm kinh nghiệm để học hỏi rồi!

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    Báo quản trị |  
  • #85249   26/02/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn,
    Khi mình quyết định nộp hồ sơ cho trường Luật, mình đã xem rất nhiều bộ phim nói về Luật sư, công tố viên, thẩm phán. Và mình thấy điểm chung nhất mà các bộ phim này ca ngợi đó là phẩm chất đạo đức của nghề luật: bảo vệ sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật đến cùng, quyết tâm đưa tội phạm ra ánh sáng, dũng cảm đấu tranh với cái xấu, cái ác. Và đương nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi người hành nghề phải có kiến thức vững vàng về luật pháp và sự mẫn cảm của nghề nghiệp, óc phân tích và khả năng diễn thuyết.
    Sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm, mình thấy rằng có một ranh giới rất mong manh giữa những phẩm chất mà mình kể trên với sự lợi dụng hiểu biết luật pháp của mình để trục lợi, để đổi trắng thay đen và chà đạp lên pháp luật. Theo mình, một luật sư hành nghề ở Việt nam hiện nay phải thật sự tỉnh táo mới mong giữ được phẩm chất và đạo đức làm người.
    Hơn nữa, theo mình, làm bất cứ nghề gì, mà đặc biệt là nghề luật sư, đôi khi cũng phải chuẩn bị một tâm lý tốt cho sự thất bại, phải dám thất bại nếu sự thất bại của mình đảm bảo sự nghiêm minh và công bằng của pháp luật.
    Một vài ý kiến trao đổi với bạn.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #85327   26/02/2011

    thehuy_lawyer
    thehuy_lawyer

    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 695
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 9 lần


    Cám ơn chị chaulevan đã cho em và cả nhà thêm ý kiến !
    Mong cả nhà sẽ tiếp tục cho ý kiến về  vấn đề này 
    Thân trọng !

    "Bạn sẽ không có thứ gì cả nếu bạn không ghi lên trang giấy của bạn"

    ......................................0986 123 654..........................................

     
    Báo quản trị |