Chào bạn, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009 không quy định về việc cho vay bao nhiêu hoặc đi vay bao nhiêu tiền là bị cấm. Đây là quan hệ Dân sự, cụ thể là quan hệ vay tài sản nên trước hết sẽ giải quyết theo những gì hai bên vay và cho vay đã thỏa thuận. Sự thỏa thuận này sẽ bị luật vô hiệu hóa khi lãi suất quá cao so với mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm vay (cụ thể là lớn hơn 150%, chưa tính lãi suất trả chậm).
Trường hợp chị này vay tiền mà có thể chấp tài sản thì những người cho vay có quyền khởi kiện đòi lại tiền cả gốc lẫn lãi.Bên vay phải trả như thỏa thuận hoặc theo pháp luật. Sau khi tòa tuyên nếu không đủ điều kiện để trả thì bên cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế và phát mãi tài sản để trả cho bên cho vay.
Trường hợp vay không thế chấp thì cũng tương tự, bên cho vay vẫn có quyền khởi kiện đòi lại tiền.
Thời gian mà bạn có quyền khởi kiện là kể từ thời hạn vay hết mà bên kia không trả hoặc không có thỏa thuận khác liên quan đến việc khất nợ. ( Vì bạn cung cấp mốc thời gian là tháng 11/2012 tôi không biết đây là thời điểm cho vay hay là thời điểm trả nợ, bạn chú ý cung cấp rõ nhé).
Tiếp theo
Nếu chị này có dấu hiệu lừa đảo, trốn nợ, trốn khỏi địa phương nhằm mục đích không trả nợ thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Với số tiền là 20 tỷ thì tất nhiên sẽ có hình phạt tương xứng đã được quy định. Nếu chị gái bị tù thì cũng ảnh hưởng phần nào đến con đường công danh của em trai. Cụ thể như thế nào thì trong nội bộ ngành công an bạn ạ.
Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự thì xảy ra các trường hợp sau
TH 1: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử (Điều 35 BLHS).
TH 2: BLHS không quy định cụ thể, nhưng khi xét xử bị cáo là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi cũng có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trong trường hợp này chỉ được áp dụng khoản 2 Điều 46 BLHS và phải ghi rõ trong bản án.
TH 3: Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (điểm b khoản 1 Điều 61 BLHS). Cần lưu ý không phải khi phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi là đương nhiên được hoãn chấp hành hình phạt tù, mà chỉ là «CÓ THỂ ». Về nguyên tắc chung thì khi họ bị kết án phạt tù lần thứ nhất mà họ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì không phân biệt họ bị kết án về tội gì, hình phạt nặng hay nhẹ đều có thể cho họ được hoãn chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp họ được hoãn chấp hành hình phạt tù mà lại phạm tội mới hoặc có những hành vi chống đối việc chấp hành hình phạt tù, thì Toà án cần ra quyết định bắt họ đi chấp hành hình phạt tù.
TH 4: Khi người đang chấp hành hình phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù (Điều 62 BLHS).
Bạn có thể tham khảo
Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên
Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng
Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.
SĐT: 0901 20.26.27
Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác