Cho em hỏi về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị

Chủ đề   RSS   
  • #16096 02/12/2008

    vuhiep90

    Sơ sinh

    Phú Yên, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho em hỏi về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị

    Em chuẩn bị làm bài thuyết trình về đề tài " Mối quan hệ giữa Pháp luật và Chính trị". Mong các anh chỉ bảo (hoặc cho nguồn để em tham khảo cũng đc). Xin cảm ơn trước
     
    45786 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #16097   25/11/2008

    buivuha
    buivuha

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tham khảo.

    Cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngày 15/10/2006 nhưng vẫn còn giữ nguyên tính thời sự. VietNamNet giới thiệu lại cuộc trao đổi này.
    - Một trong những nội dung chính của Hội nghị TƯ4 là bàn về việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong đó có Quốc hội và Chính phủ. Theo ông thì chúng ta nên đổi mới hệ thống của mình như thế nào?
    Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
    Nên như thế nào thì chắc là Hội nghị Trung ương sẽ bàn và sẽ quyết. Chúng ta phải chờ thôi. Song điều dễ hiểu là người ta bao giờ cũng phải nhắm vào những vấn đề đang được đặt ra để xử lý. Vậy những vấn đề đó là gì? Xin thử kể ra đây một vài vấn đề dễ nhìn thấy nhất.
    Đó là sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong tình hình mới; là sự tương tác giữa Quốc hội và Chính phủ trong quá trình lập pháp để tạo ra động năng cho hệ thống (và để khắc phục tình trạng luật chờ nghị định); là chế độ trách nhiệm trong hệ thống; là sự minh định giữa quy trình chính sách và quy trình kỹ thuật, giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ…
    Các vấn đề đang được đặt ra có vẻ không chỉ nhiều, mà còn khó. Thiếu một hệ chuẩn mới, chưa chắc chúng ta đã dễ tìm được các câu trả lời.
    Thực ra, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tế, chỉ có ba mô hình chính thể (mô hình tổ chức nhà nước) đã được thiết kế và vận hành tương đối thành công trong thế giới hiện đại ngày nay. Đó là:
    Mô hình đại nghị, như kiểu của Anh, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp gắn kết với nhau, quyền lực chính trị tập trung trong tay thủ tướng.
    Mô hình tổng thống, như kiểu của Mỹ, nơi quyền hành pháp và quyền lập pháp tách biệt với nhau, quyền hành pháp tập trung trong tay tổng thống.
    Mô hình hỗn hợp, (Có người gọi là cộng hòa lưỡng tính), như kiểu của Pháp, với một chút Mỹ, một chút Anh, một chút tổng thống và một chút đại nghị, nơi cả tổng thống và thủ tướng đều có quyền hành pháp.
    Mặc dù, ba mô hình nói trên đều được áp dụng với những biến thể nhất định phản ánh hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế và chính trị cụ thể của mỗi nước, những nguyên tắc cơ bản của mỗi mô hình đều phải được tuân thủ khi thiết kế hệ thống. Bằng không, hệ thống sẽ rất khó vận hành và hàng loạt các vấn đề sẽ phát sinh. Để tiếp tục đổi mới hệ thống, vấn đề chính thể có lẽ là điều chúng ta cần phải quan tâm.
    - Trong ba mô hình trên, theo ông, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam của chúng ta đã được thiết kế theo mô hình nào? Và có thể đổi mới ra sao trong khuôn khổ của mô hình đó?
    - Thực ra, chưa bao giờ chúng ta có một sự khẳng định chắc chắn là đã thiết kế chính thể của mình theo mô hình nào. Chính vì vậy có thể nhận thấy một số pha trộn giữa các mô hình. Ví dụ, việc Chính phủ được thành lập dựa trên cơ sở của Quốc hội và chịu trách nhiệm trước Quốc hội là sự áp dụng mô hình đại nghị.
    Thế nhưng, việc Chính phủ và Quốc hội được thiết kế tách biệt nhau, mỗi cơ quan đều hoạt động theo sự "phân công, phân nhiệm" riêng thì lại rất giống với mô hình tổng thống. Câu hỏi đặt ra là một sự pha trộn như vậy có vận hành hay không? Và với những vấn đề đang được đặt ra hiện nay (như đã nói ở phần trên), trả lời khẳng định chắc chắn là rất khó khăn.
    Theo thiển ý của cá nhân tôi, về cơ bản, Nhà nước ta đang được tổ chức theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị nhiều hơn cả. Theo mô hình này, đảng nào có đa số ở quốc hội thì đảng đó thành lập chính phủ. Nhờ vậy, quyền lập pháp và quyền hành pháp về cơ bản gắn kết với nhau. Thậm chí, trụ sở của nội các nằm ngay trong nhà quốc hội. Người đứng đầu đảng sẽ giữ chức thủ tướng, và thủ tướng là nhân vật chính trị trung tâm của hệ thống.
    Việc Đảng cộng sản Việt Nam có đa số trong Quốc hội và có quyền thành lập Chính phủ là hoàn toàn phản ánh nguyên tắc của mô hình đại nghị. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là người đứng đầu Đảng không nắm giữ chức danh thủ tướng. "Sự lệch pha" này rõ ràng phản ánh hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy nó không thể không để lại những hệ luỵ cho việc vận hành hệ thống.
    Như vậy, trước khi trả lời câu hỏi có thể đổi mới ra sao, cũng cần trả lời câu hỏi mô hình chính thể nào đang được lựa chọn.
    - Nhưng có lẽ "sự lệch pha" này là do trong mô hình Nhà nước ta có vai trò lãnh đạo Đảng?
    - Có lẽ, không nhất thiết phải như vậy. Trong mô hình nhà nước hiện đại nào mà đảng chẳng có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là đảng có đa số trong quốc hội?! Vấn đề chỉ là tổ chức sự lãnh đạo đó như thế nào mà thôi. Chúng ta sẽ thấy theo nguyên tắc của mô hình đại nghị, toàn bộ ban lãnh đạo đảng (ví dụ như Công đảng ở Anh chẳng hạn) tạo thành nội các và nằm trong quốc hội. Tất cả các đảng viên trong QH tạo thành đảng đoàn QH. Việc tranh luận và hoạch định đường lối, chính sách của đảng xảy ra ngay trong đảng đoàn QH.
    Theo cách làm này, Đảng và Nhà nước (cả quốc hội lẫn chính phủ) gắn kết hữu cơ với nhau, quy trình hoạch định đường lối chính sách chỉ là một cho cả đảng và cả nhà nước. Mà như vậy thì không thể xảy ra chuyện chồng chéo chức năng và xung đột chính kiến.
    Mỗi khi các đảng viên ở trong quốc hội không được tham gia vào quy trình hoạch định chính sách từ đầu, mà chỉ phải phê chuẩn các chính sách đã được quyết định, thì việc xung đột chính kiến là rất khó tránh khỏi. Đó là chưa nói tới rủi ro của việc hình thành nên hai nhà nước trong một đất nước.
    Áp dụng mô hình đại nghị vào đất nước ta, thì tất cả ban lãnh đạo của Đảng sẽ phải nằm trong QH (ngoại trừ một vài chức danh đảm nhiệm công tác đảng vụ). Ban chấp hành TƯ sẽ là bộ phận nòng cốt của Đảng đoàn QH. Bộ Chính trị sẽ là nội các, đồng thời là ban lãnh đạo của Đảng đoàn QH.
    - Vậy mô hình hiện tại của ta đang đối mặt với những vấn đề gì? Nhiều người sẽ phản biện rằng sự phân lập giữa Quốc hội và Chính phủ là cần thiết vì sẽ giúp chế ước lẫn nhau và chống được lạm quyền?
    - Nếu chúng ta coi sự phân lập giữa hành pháp và lập pháp là giá trị quan trọng nhất, thì cái mà chúng ta cần chọn là mô hình tổng thống, chứ không phải mô hình đại nghị. Trong trường hợp này, nước ta sẽ phải có một tổng thống nắm quyền hành pháp và được toàn dân bầu ra. Rất tiếc, những gì mà chúng ta đang có lại không phải như vậy.
    Trong lúc, nhà nước ta đang được thiết kế cơ bản là theo những nguyên tắc của mô hình đại nghị, thì sự thiếu gắn kết giữa lập pháp và hành pháp đang là một vấn đề. Điều dễ nhận thấy là chương trình nghị sự phản ánh ưu tiên của QH thì chưa chắc đã phản ánh được ưu tiên của Chính phủ.
    Nhiều luật được Quốc hội ban hành nhưng bị "treo" vô tận, vì bị Chính phủ nợ đến hàng trăm nghị định. Nguyên nhân của tình hình này là gì nếu chẳng phải là sự khác nhau về các ưu tiên? Thực tế này cho thấy nếu Chính phủ và Quốc hội gắn kết với nhau chắc chắn chúng ta sẽ phản ứng nhanh nhạy và hiệu quả hơn trước các vấn đề của đất nước.
    Ở các nước theo mô hình đại nghị trên thế giới, chính phủ bao giờ cũng có một bộ trưởng phụ trách quan hệ với QH. Và mỗi bộ đều có một vụ phụ trách quan hệ với QH. Ở ta thì tất cả mối quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội chỉ do một vụ của Văn phòng Chính phủ đảm nhiệm.
    - Phải chăng ở nước ta, ngược với điều mong đợi, quyền lực đang bị phân tách hơn cả những nước công khai theo đuổi học thuyết phân quyền?
    - Sợ rằng không khéo đó là tình hình thực tế. Chúng ta sẽ thấy, trong tất cả các nước theo mô hình đại nghị, đảng với nhà nước, Quốc hội với Chính phủ bao giờ gắn kết chặt chẽ với nhau làm nên một sự thống nhất rất cao trong quá trình ban hành quyết định. Đảng không quyết rồi giao cho quốc hội thể chế hoá, mà đảng quyết ngay trong quốc hội.
    Trong lúc đó ở ta, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đều được thiết kế rất tách rời nhau. Hậu quả là: sự tương tác giữa các cơ quan này không chỉ làm mất rất nhiều thời gian, mà còn không ít khi gây ra hiện tượng "tam sao thất bản".
    - Theo ông thì nếu thiết kế lại cho đúng những nguyên tắc cơ bản của mô hình đại nghị,chúng ta sẽ được những gì? Phải chăng là sự “quy về một mối” mọi nguồn lực để giải quyết các vấn đề đất nước?
    - Ta sẽ được một mô hình hết sức thống nhất và minh bạch, với rất nhiều điểm mạnh. Xin được kể ra đây một vài ưu điểm như sau:
    1. Quy trình ban hành quyết định là một quy trình thống nhất và minh bạch và hiệu quả từ sáng kiến về chính sách đến tranh luận về chính sách và phê chuẩn chính sách.
    2. Tiết kiệm một lượng rất lớn thời gian của đất nước. Cách làm hiện nay có tới 2, 3 nơi phải quyết định, rồi còn gửi qua gửi lại thì rất mất thời gian chờ đợi nhau. Riêng chuyện ban hành quyết định chậm thì mình đã thua các nước khác rất nhiều.
    3. Chất lượng của các quyết định sẽ được nâng lên, vì các bước trong quy trình ban hành quyết định rất mạch lạc và bổ sung giá trị cho nhau. Nội các đề ra chính sách, thảo luận trong Đảng đoàn nên sẽ có sự gắn kết, ra toàn QH thì có sự phản biện và tranh luận.
    4. Xác lập được chế độ trách nhiệm rất rõ ràng. Tình trạng người quyết thực không chịu trách nhiệm, nên người quyết để thể chế hoá cũng không chịu trách nhiệm sẽ không thể xảy ra.
    5. Tránh được rủi ro của những xung đột không đáng có giữa QH và Đảng. Các đảng viên trong QH tham gia từ đầu vào việc hoạch định chính sách, tranh luận chính sách, và theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì đa số sẽ quyết và anh là thiểu số trong đảng thì anh phải theo.
    6. Sự gắn kết giữa QH và CP sẽ giúp cho nhà nước ta có thể phản ứng nhanh và chuẩn xác với các vấn đề của đất nước.
    7. Tạo cơ hội để tách hành chính ra khỏi hành pháp, nhờ đó cải cách hành chính sẽ có được bước chuyển biến về chất và chế độ trách nhiệm sẽ được xác lập rõ ràng hơn.
    - Nhưng vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ như thế nào?
    - Đảng sẽ lãnh đạo một cách trực tiếp nhất vì Đảng đã hoá thân vào nhà nước. So với mô hình đứng bên ngoài nhà nước, rủi ro chắc chắn sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
    - Với mô hình đại nghị, Quốc hội sẽ rất khó giám sát Chính phủ?
    - Đúng thế, khi Chính phủ có đa số trong Quốc hội thì khả năng giám sát của Quốc hội là không cao. Tuy nhiên, sự giám sát có thể xảy ra trong Đảng đoàn khi các đảng viên chỉ làm đại biểu cảnh báo cho các đảng viên nắm quyền hành pháp về những vấn đề cần phải quan tâm. Đồng thời, những đại biểu ngoài Đảng sẽ có vai trò rất quan trọng ở đây.
    Một tỷ lệ nhất định những người ngoài đảng, độc lập, có trình độ, có tâm với đất nước làm chức năng giám sát bên cạnh chức năng đại diện và phản ánh những tiếng nói đa dạng của cử tri là rất cần thiết. Tỷ lệ bao nhiêu thì phải có tranh luận để tìm ra phương án tối ưu.
    - Trước mắt, và chuẩn bị tới lần bầu Quốc hội sắp tới (5/2007), ta sẽ cần những điều chỉnh gì khi Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương đã bầu xong?
    - Thực tế, điều này không những không ảnh hưởng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại tổ chức cho phù hợp. Thực ra, trong nhiệm kỳ vừa rồi tuyệt đại đa số các đồng chí lãnh đạo của đảng cũng nằm trong QH. Chỉ có điều quy trình các đồng chí này tham gia hoạch định chính sách và ban hành quyết định lại bị tách ra khỏi cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý để làm điều đó là QH. 
     
    Báo quản trị |  
  • #16098   26/11/2008

    afeiro
    afeiro

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH TRỊ

    Cho hỏi về mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị? Có tài liệu gì trên mạng nói về điều đó không?
     
    Báo quản trị |