cho em hỏi về hợp đòng trong biên chế

Chủ đề   RSS   
  • #102271 13/05/2011

    ducvietvp

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    cho em hỏi về hợp đòng trong biên chế

    em dang làm ở chi cục bảo vệ tỉnh Lai châu hợp đồng ký là " hợp đồng trong biên chế 1 năm " vậy sau 1 năm đó em có được xét vào biên chế không hay là là hợp đồng tiếp ạ
     
    11729 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #102380   13/05/2011

    langtu10101112
    langtu10101112

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 8 lần


    Trả lời như sau: Pháp luật lao động hiện nay không quy định 2 loại hợp đồng trong và ngoài biên chế. Mặc dù không được định nghĩa chính thức, nhưng xin tạm phân biệt giúp bạn như sau:

    - Trong biên chế là các cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng không áp dụng hợp đồng lao động;
    - Ngoài biên chế là những lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội... không phải là công chức, viên chức Nhà nước nhưng được Các Cơ Quan này ký kết hợp đồng lao động để làm việc.


    Như vậy, mặc dù cùng làm chung trong một cơ quan, nhưng những người là cán bộ, công chức nhà nước thì được hiểu là trong biên chế, và những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và không phải công chức, viên chức thì được hiểu là ngoài biên chế.

    Do vậy, muốn được vào biên chế, bạn phải là cán bộ, công chức. Mà cán bộ, công chức thì theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ công chức, phải là:

    1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

    3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

    Và để được tuyển dụng, bổ nhiệm là cán bộ, công chức, ngoài việc những người này phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức, Các Cơ Quan còn phải căn cứ vào nhu cầu công việc, chỉ tiêu biên chế được giao, nguồn tài chính để quyết định việc có thể tuyển dụng và bổ nhiệm thêm cán bộ, công chức cho cơ quan mình hay không.

    Vì như đã nêu trên, cán bộ, công chức không chịu sự điều chỉnh của bộ luật lao động mà được quy định bằng những chế định riêng. Ngoài ra, đối với mỗi cơ quan, tổ chức, mỗi ngành, nghề lại có những tiêu chuẩn đặc thù và những chỉ tiêu biên chế nhất định.

    LeVanThanh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn langtu10101112 vì bài viết hữu ích
    ducvietvp (16/05/2011)
  • #102750   15/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào #0072bc;">langtu10101112!
    Mình không đồng ý với quan điểm #ffff00;">cán bộ, công chức không chịu sự điều chỉnh của bộ luật lao động mà được quy định bằng những chế định riêng
    Bản chất thì cán bộ, công chức, viên chức đều là người lao động. Bộ luật lao động điều chỉnh cho cả người lao động bao gồm người lao động bên ngoài và cán bộ, công chức, viên chức. Nhưng CB, CC, VC thì được điều chỉnh thêm bởi luật chuyên ngành.
    Do đó, CB, CC, VC chịu sự điều chỉnh bởi 2 luật lao động và chuyên ngành. Còn người lao động bên ngoài chịu sự điều chỉnh của luật lao động.
    Quan điểm riêng xin trao đổi
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AuQuangPhuc vì bài viết hữu ích
    langtu10101112 (16/05/2011)
  • #102784   16/05/2011

    langtu10101112
    langtu10101112

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 745
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 8 lần


    Rất cảm ơn bạn #0072bc; font-size: 13px;">AuQuangPhuc
    Bộ luật lao động là luật chung, điều chỉnh chủ yếu những quan hệ pháp luật lao động trong các đối tượng ngoài công chức là chính. Cán bộ, công chức tất nhiên không thể không chịu sự điều chỉnh của luật lao động nói chung, nhưng là cán bộ, công chức thì luật lao động không điều chỉnh về trình tự, thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm... cũng như bãi nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật... Cán bộ, công chức sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật chuyên ngành riêng biệt. Trong trường hợp này là Luật công chức,  Pháp lênh CBCC, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP và Thông tư số 03/2006/TT-BNV.
    trân trọng cảm ơn.

    LeVanThanh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn langtu10101112 vì bài viết hữu ích
    AuQuangPhuc (16/05/2011)
  • #102791   16/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Vâng, cảm ơn về quan điểm trao đổi của bạn!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |