Chính thức Luật Căn cước 2023 được ban hành với nhiều điểm mới

Chủ đề   RSS   
  • #607655 22/12/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chính thức Luật Căn cước 2023 được ban hành với nhiều điểm mới

    Ngày  27/11/2023 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước 2023 tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Theo đó, Luật Căn cước 2023 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
     
     
    1. Đổi tên thẻ Căn cước và bổ sung giấy chứng nhận căn cước
     
    Cụ thể tại khoản 11, khoản 12 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này
     
    Do đó, kể từ ngày 10/7/2023 tên gọi trên thẻ CCCD sẽ đổi thành thẻ Căn cước (Thẻ CCCD vẫn còn giá trị sử dụng thì người dân vẫn sẽ sử dụng thẻ cho đến ngày hết hạn và đi làm thẻ Căn cước).
     
    Ngoài ra, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.
     
    Theo đó, Đối tượng cấp giấy chứng nhận căn cước là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.
     
    2. Mỗi công dân được cấp 01 tài khoản Căn cước điện tử
     
    Theo khoản 17 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định Căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
     
    Cụ thể Điều 31 Luật Căn cước 2023 quy định Căn cước điện tử được thực hiện như sau:
     
    - Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử.
     
    - Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin sau đây:
     
    + hông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (họ tên chữ đệm khai sinh; số định danh cá nhân; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo…); thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt, AND, giọng nói); nghề nghiệp; trạng thái.
     
    + Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
     
    - Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
     
    - Trường bị Căn cước điện tử mở khóa: Khi có yêu cầu; đã khắc phục vi phạm điều khoản sử dụng VNeID; được cấp lại thẻ Căn cước; do yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng/cơ quan khác.
     
    3. Hướng dẫn thực hiện khóa, mở khóa Căn cước điện tử
     
    Việc khóa, mở khóa căn cước điện tử được thực hiện theo Điều 34 Luật Căn cước 2023 như sau:
     
    - Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
     
    + Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
     
    - Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
     
    + Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
     
    + Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
     
    - Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
     
    - Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.
     
    4. Thủ tục cấp thẻ Căn cước dành cho người trên và dưới 14 tuổi
     
    Căn cứ Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:
     
    - Người trên 14 tuổi trở lên làm thẻ Căn cước: 
     
    Bước 1: Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… để xác định chính xác người cần cấp thẻ. Nếu chưa có thông tin thì thực hiện cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
     
    Bước 2: Thu thập đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học: Ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ Căn cước.
     
    Bước 3: Người đề nghị cấp thẻ kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước.
     
    Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước. Việc trả thẻ được thực hiện theo địa điểm trong giấy hẹn hoặc ở địa điểm khác nếu có yêu cầu và người này phải trả phí dịch vụ chuyển phát.
     
    - Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cấp thẻ căn cước:
     
    Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:
     
    + Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. 
     
    Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. 
     
    Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;
     
    + Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
     
    Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.
     
    Xem thêm Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
     
    1027 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận