Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

chính sách nhãn hiệu hàng hoá trên thế giới thực hiện như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #15724 07/11/2008

    dangdoi

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chính sách nhãn hiệu hàng hoá trên thế giới thực hiện như thế nào?

    chính sách nhãn hiệu hàng hoá trên thế giới thực hiện như thế nào? và ở Việt Nam NĐ89/ 2006 được thực hiện như thế nào?
     
    4585 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15725   06/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Phân biệt nhãn hàng hóa và nhãn hiệu
                                                                                                           Kim Ca
     Ghi “Nhãn hàng hoá” là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong khi đó “Nhãn hiệu” hàng hoá hay dịch vụ việc đăng ký bảo hộ là tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau cần được phân biệt để tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận khi sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
    Nhãn hàng hoá, theo giải thích tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
    Thực hiện việc Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
              “Nhãn hiệu, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
             Như vậy nhãn hiệu là một chỉ dẫn thương mại, dùng để phân biệt một loại hàng hóa hay dịch vụ do một cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể sản xuất hoặc cung ứng với hàng hóa, dịch vụ cùng loại với các cơ sở sản xuất kinh doanh khác.
                 Sự khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm nhãn hàng hóa” và nhãn hiệu” là thể hiện chức năng của nó .
    Nhãn hàng hoá theo quy định của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
     Các nội dung bắt buộc như: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá và phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
    Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
    Như vậy“nhãn hàng hoá” dùng cho từng loại hàng hoá, lô, loạt hàng hoá khác nhau thì cũng khác nhau. Tức là, mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hoá riêng của mình. Về thực chất, nhãn hàng hoá cũng chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm.
    Trái lại, “Nhãn hiệu” hàng hoá hay dịch vụ có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hoá của một chủ; nhãn hiệu cũng luôn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trên một sản phẩm hàng hoá hoặc bao bì hàng hoá, hoặc có thể dùng quảng cáo, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch thương mại mà không cần thiết chỉ dẫn xuất xứ. Nhãn hiệu nếu đựơc đăng ký bảo hộ sẽ trở thành tài sản riêng của chủ sở hữu và không phụ thuộc vào nhãn hàng hoá được ghi trên sản phẩm.
    Như vậy, về bản chất “nhãn hàng hoá” chỉ thực hiện chức năng thông tin về hàng hoá cho người tiêu dùng, còn “nhãn hiệu” hàng hoá hay dịch vụ lại thực hiện chức năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại từ các nhà sản xuất khác nhau và có giá trị như một tài sản nếu được đăng ký bảo hộ.
    2. Những nội dung bắt buộc đối với nhãn hàng hóa” và nhãn hiệu”
    Đối với nhãn hàng hoá, Điều 11 Nghị định số 89/2006/NĐ-CP quy định rõ: Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
    a) Tên hàng hoá;
    b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
    c) Xuất xứ hàng hoá.
    Ngoài nội dung quy định trên, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản Luật, Pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. Với 50 nhóm sản phẩm bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP, các nội dung cơ bản phải thể hiện trên nhãn hàng hoá như sau:
    d) Định lượng;
    đ) Ngày sản xuất;
    e) Hạn sử dụng;
    g) Thành phần hoặc thành phần định lượng;  
    h) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;
    i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
    g) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
    k) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
    l) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
    Một số nhóm thuộc đồ gỗ, cơ khí, đồ điện... cần thiết phải ghi các thông số kỹ thuật, Nhãn hiệu và số loại (Model)
    Ngoài ra kích thước, ngôn ngữ trình bày, màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá đều phải tuân thủ theo quy định.
    Điểm cần lưu ý khi sử dụng một nhãn hàng hoá là không được xâm phạm, làm ảnh hưởng đến các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ như là:
    - Một nhãn sản phẩm dùng tên người, địa danh hoặc dấu hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ của người khác.
    - Một nhãn sản phẩm ngoài các nội dung bắt buộc có khi chứa một số nội dung có thể phương hại đến quyền của một nhãn hiệu hàng hoá hoặc một kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ của người khác.
                Đối với nhãn hiệu, những dấu hiệucó thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ khi thiết kế phải không được trùng hoặc không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các Nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
    Trong thực tế hiện nay việc ghi nhãn hàng hoá trong đó có “tên hàng hoá” được sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm nhiều chủ cơ sở sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng tưởng nhầm rằng “tên hàng hoá” đó đã được công nhận như là một “nhãn hiệu” mà không nghĩ đến việc cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Vì vậy mà đã có những vụ tranh chấp xảy ra. Cũng có khá nhiều trường hợp, chủ cơ sở với nhãn hàng hóa, sau khi đựơc chứng nhận đăng ký lại trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam. Để tránh các trường hợp tương tự như vậy, các nhà sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý doanh nghiệp khi tạo nhóm hàng hoá hoặc đăng ký chất lượng cho các sản phẩm hàng hoá để ghi nhãn, cần phải tham khảo trước những thông tin về nhãn hiệu đã được bảo hộ thụộc nhóm hàng hoá cùng loại để tránh sự rủi ro nếu có khi cần phải đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
    (Tạp chí KHCN số 02/2007)
     
    Báo quản trị |