Chính sách mới nổi bật về thuế - phí và ngân hàng có hiệu lực từ tháng 2/2024

Chủ đề   RSS   
  • #608377 24/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chính sách mới nổi bật về thuế - phí và ngân hàng có hiệu lực từ tháng 2/2024

    Từ đầu tháng 2 năm 2024 sẽ có nhiều chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực liên quan đến thuế - phí - lệ phí, hải quan, ngân hàng, giao thông vận tải,... đi vào áp dụng và có tác động đối với đời sống.
     
     
    1. Hướng dẫn phương thức nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng, năm 
     
    Ngày 13/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
     
    Theo đó, phương thức tính, nộp phí sử dụng đường bộ nộp theo năm dương lịch, theo tháng được quy định như sau:
     
    - Nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch:
     
    + Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch gửi thông báo bằng văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) đến đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí sử dụng đường bộ theo năm dương lịch đối với các phương tiện của mình.
     
    + Hàng năm, trước ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo, chủ phương tiện phải đến đơn vị đăng kiểm nộp phí cho năm tiếp theo. Khi thu phí, đơn vị đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho từng xe tương ứng thời gian nộp phí.
     
    - Nộp phí sử dụng đường bộ theo tháng:
     
    + Doanh nghiệp có số phí sử dụng đường bộ phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện nộp phí theo tháng. Doanh nghiệp có văn bản (lần đầu hoặc khi phát sinh tăng, giảm phương tiện) gửi đơn vị đăng kiểm và thực hiện nộp phí đối với các phương tiện của mình.
     
    + Hàng tháng, trước ngày 01 của tháng tiếp theo, doanh nghiệp phải đến đơn vị đăng kiểm (đã đăng ký nộp phí theo tháng) nộp phí sử dụng đường bộ cho tháng tiếp theo. Khi thu phí, tổ chức thu phí cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng thời gian nộp phí.
     
    Xem thêm Nghị định 90/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/2/2024.
     
     
    2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024
     
    Ngày 22/12/2023 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 37/2023/TT-BCT quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với mặt hàng muối và trứng gia cầm năm 2024.
     
    Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024 như sau:
     
    (1) Đối tượng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2024
     
    - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối được phân giao cho thương nhân trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc, sản phẩm y tế và làm nguyên liệu sản xuất hóa chất.
     
    - Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng trứng gia cầm được phân giao cho thương nhân có nhu cầu nhập khẩu.
     
    (2) Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, trứng gia cầm năm 2024
     
    - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với trứng gia cầm (Trứng thương phẩm không có phôi) là 68.670 tá như sau:
     
    + Trứng gà có 2 mã hàng hóa là 0407.21.00 và 0407.90.10
     
    + Trứng vịt, ngan có 2 mã hàng hóa là 0407.29.10 và 0407.90.20
     
    + Trứng loại khác có 2 mã hàng hóa là 0407.29.90 và 0407.90.90
     
    - Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu với muối và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển là 88.000 tấn.
     
    Lưu ý: Muối sẽ bao gồm cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính.
     
    Xem thêm Thông tư 37/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 06/02/2024.
     
    3. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với xe chở tiền của ngân hàng
     
    Thống đốc NHNNVN ban hành Thông tư 23/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền và xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
     
    Theo đó, tiêu chuẩn đối với xe chở tiền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như sau:
     
    - Xe ô tô chở tiền có khoang chở tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá; được trang bị thiết bị chữa cháy, thiết bị định vị giám sát hành trình (nếu có) và có chỗ cho lực lượng áp tải, bảo vệ.
     
    - Khoang chở tiền phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
     
    + Đối với xe tải: Được đóng thùng kín, có 3 lớp. Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 01 lớp cánh;
     
    + Đối với các loại xe còn lại: Được đóng thùng kín, có 3 lớp (không tính lớp vỏ xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất). Lớp ngoài và lớp trong bằng thép chống gỉ hoặc thép được xử lý chống gỉ dày tối thiểu 1mm (đối với lớp ngoài) và tối thiểu 2mm (đối với lớp trong); lớp giữa là vật liệu chống cháy. Cửa khoang chở tiền có 02 lớp cánh, trong đó lớp cánh ngoài sử dụng cửa xe theo nguyên gốc của nhà sản xuất. Trường hợp khoang chở tiền thiết kế ô cửa sổ nhìn sang buồng lái thì kết cấu ô cửa có hai lớp: lớp trong chắn song thép đứng ɸ12, cách đều nhau không quá 60mm; lớp ngoài vật liệu trong suốt và lưới thép;
     
    + Lớp cửa khoang chở tiền có bản lề, then và khóa chắc chắn (khóa nhíp hoặc khóa số cơ, khóa số điện tử), kích thước thuận tiện cho việc bốc xếp;
     
    + Khoang chở tiền được trang bị đèn chiếu sáng, thiết bị báo động chống đột nhập, thiết bị báo cháy, camera (nếu có).
     
    Thông tư 23/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 12/02/2024.
     
    4. Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng của NHNN
     
    Ngày 28/2/2023 NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-NHNN quy định về giám sát tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
     
    (1) Quy trình giám sát kiểm đếm tiền in, đúc hỏng
     
    - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng hàng ngày tại Tổ kiểm đếm tiền theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước.
     
    - Giám sát việc thực hiện các quy định, quy trình về kiểm đếm tiền in, đúc hỏng. Giám sát và xác nhận đối với các trường hợp thừa, thiếu, nhầm lẫn được phát hiện trong khâu kiểm đếm tiền.
     
    - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm xác nhận kết quả kiểm đếm tiền in, đúc hỏng trên biên bản do Hội đồng tiêu huỷ lập. Số tiền in, đúc hỏng chưa kiểm đếm hết hoặc đã kiểm đếm nhưng chưa giao Tổ cắt hủy thì phải được niêm phong có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát kiểm đếm và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ kiểm đếm tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ.
     
    - Trong quá trình giám sát, công chức giám sát có quyền yêu cầu kiểm đếm lại đối với số tiền in, đúc hỏng đã kiểm đếm trong ngày để đảm bảo tính chính xác của các bó (hoặc gói, thùng) tiền đã được kiểm đếm.
     
    (2) Giám sát cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) tiền in, đúc hỏng
     
    - Giám sát việc giao, nhận tiền in, đúc hỏng từ kho của Hội đồng tiêu hủy, Tổ kiểm đếm đến Tổ cắt hủy và ngược lại.
     
    - Giám sát việc xử lý đối với trường hợp có nghi vấn thừa, thiếu, nhầm lẫn trong công đoạn cắt hủy theo quy định về tiêu hủy tiền in, đúc hỏng của Ngân hàng Nhà nước.
     
    - Giám sát việc thực hiện cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hoàn toàn tiền in, đúc hỏng thành phế liệu, đảm bảo phế liệu tiêu hủy không thể khôi phục như trạng thái ban đầu dưới bất kỳ hình thức nào.
     
    - Cuối ngày, Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy xác nhận số tiền in, đúc hỏng đã cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) thực tế trên biên bản do Hội đồng tiêu hủy lập. Số tiền in, đúc hỏng đã giao Tổ cắt hủy nhưng không cắt hủy (dập hủy định dạng hoặc nung chảy) hết trong ngày, được niêm phong, có đủ chữ ký của Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ giám sát cắt hủy tiền và Tổ trưởng (hoặc Tổ phó) Tổ cắt hủy tiền và gửi lại kho của Hội đồng tiêu huỷ.
     
    Xem thêm Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 11/02/2024.
     
    5. 04 loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự
     
    Ngày 12/01/2024 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 02/2024/TT-BQP về công tác đăng kiểm tàu quân sự. Trong đó, quy định rõ những nguyên tắc, các loại hình kiểm tra và hồ sơ đăng kiểm tàu quân sự. 
     
    Cụ thể, các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự được quy định như sau:
     
    - Các loại hình kiểm tra của đăng kiểm đối với tàu quân sự bao gồm:
     
    + Kiểm tra lần đầu, bao gồm: Kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu đóng mới; tàu tiếp nhận, mua sắm, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm;
     
    + Kiểm tra chu kỳ, bao gồm: Kiểm tra hằng năm; kiểm tra trên đà; kiểm tra định kỳ đối với tàu quân sự đang khai thác sử dụng;
     
    + Kiểm tra bất thường;
     
    + Kiểm tra hoán cải, hiện đại hóa, sửa chữa.
     
    - Nội dung và thời hạn các loại hình kiểm tra của đăng kiểm tàu quân sự được thực hiện theo quy định tại hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của Bộ Quốc phòng.
     
    Những yêu cầu cụ thể của từng đợt kiểm tra sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng chủng loại tàu, trạng thái kỹ thuật thực tế, vùng hoạt động, tuổi thọ của tàu, kết quả của các đợt kiểm tra trước và kế hoạch sử dụng tàu của đơn vị.
     
     
    2705 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (30/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận