Chiếm đoạt tiền ăn của học sinh mầm non thì tội gì ?

Chủ đề   RSS   
  • #168489 27/02/2012

    truongvutvt

    Sơ sinh

    Bến Tre, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chiếm đoạt tiền ăn của học sinh mầm non thì tội gì ?

    Quý luật sư cho hỏi. Trường hợp Hiệu trưởng trường mầm non cấu kết với Kế toán, Thủ quỹ " bớt xén"  tiền ăn hàng ngày của học sinh mầm non thì phạm tội gì. Hình phạt ra sao? Vi phạm thế này:
    Năm học 2010-2011 học sinh đóng tiền ăn hàng ngày bị Hiệu trưởng chăn lại trên 26.000.000 đồng
    Năm học 2011-2012 mới 5 tháng, bớt lại trên 14.000.000 đồng.
    Trong quỹ " đen" năm học 2010 - 2011 đã xài hết 25.000.000. còn năm 2011-2012 thì chưa sử dụng.
    vì đây là tiền ăn hàng ngày của học sinh, mỗi học sinh đóng 16.000/ngày mà bị các cô bớt xén lại thì thật tội nghiệp cho các em. Sổ sách làm giả đã bị phụ huynh phát hiện.
    vậy nhờ các luật sư tư vấn dùm trường hợp này. Cám ơn rất nhiều.
     
    4396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #170257   06/03/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!
    Theo những gì bạn trình bày thì hành vi của kế toán và hiệu trưởng nhà trường đã cấu thành tội Tham ô tài sản theo quy định tại Điều 278 BLHS:

    #ffffff; margin-top: 0px; margin-bottom: 0.3em; overflow-x: hidden; overflow-y: hidden; padding-top: 0.5em; padding-bottom: 0.17em; border-bottom-width: initial; border-bottom-style: none; border-bottom-color: initial; width: auto; font-size: 15px; font-family: sans-serif; line-height: 19px; text-align: -webkit-auto;">Điều 278. Tội tham ô tài sản

      #ffffff;">
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
      b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
      c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      c) Phạm tội nhiều lần;
      d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
    Đại diện chi hội phụ huynh làm đơn tố cáo hành vi tham ô tài sản ra cơ quan công an để họ vào cuộc điều tra bạn ạ. Nếu có bằng chứng đầy đủ thì cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của BLHS .
     
    Báo quản trị |