Chia thừa kế trong trường hợp có 02 người vợ hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #505081 18/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77122
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Chia thừa kế trong trường hợp có 02 người vợ hợp pháp

    >>> Khi nào được phép có nhiều vợ? 

    >>> Khác biệt giữa "Thừa kế theo di chúc" và "Thừa kế theo pháp luật"

    >>> Hướng dẫn cách viết di chúc để không bị vô hiệu

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật Dân sự 2015;

    - Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

    - Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990;

    - Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978;

    Làm rõ trường hợp có 02 vợ hợp pháp

    Về nguyên tắc, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tại khoản 1 Điều 2 quy định: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp một người đàn ông có đến 02 người vợ mà vẫn được pháp luật công nhận là hợp pháp.

    - Trường hợp 1:

    Trước khi Luật Hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực (13/01/1960). Đó là những trường hợp do hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc bấy giờ, quan hệ hôn nhân nhiều vợ, nhiều chồng ở miền Bắc mặc dù vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn được coi là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

    Tương tự, đối với miền Nam, những trường hợp có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 25/03/1977 (thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình 1959 áp dụng trên phạm vi cả nước) vẫn được coi là hợp pháp.

    - Trường hợp 2:

    Cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng ở trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ lấy chồng khác (giai đoạn Chiến tranh Việt Nam, 1954 – 1975) , theo Khoản 1 Phần I Thông tư 60/TATC ngày 22/02/1978, những trường hợp này có thể công nhận cả 02 quan hệ hôn nhân, tức là một người có 02 vợ hợp pháp.

    Có thể thấy, 02 trường hợp đặc biệt này đều vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng do bối cảnh lịch sử, xã hội, chiến tranh chia cắt, vì vậy, quan hệ hôn nhân trong trường hợp này vẫn được xem xét chấp nhận.

    Chia thừa kế trường hợp người chồng có 2 vợ hợp pháp

    Khi đã xác định được quan hệ hôn nhân mà người chồng có 02 vợ vẫn được coi là hợp pháp, thì việc chia di chúc sẽ thực hiện như sau:

    *Trường hợp người để lại di sản có để lại di chúc và di chúc hợp pháp:

    Việc chia di sản được thực hiện theo nội dung di chúc đó.

    *Trường hợp di chúc KHÔNG HỢP PHÁP:

    Thực hiện chia di sản theo pháp luật.

    Theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”.

    Về trường hợp xác định 02 người vợ có nằm trong hàng thừa kế thứ nhất: Theo điểm a Mục 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định: "Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25/3/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ".

    Như vậy theo những quy định nêu trên, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản, bao gồm: 02 nguời vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi, cha mẹ (đương nhiên nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế) và được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Tình huống cụ thể: 

    Ông A + B sinh đuợc C (Có con X, Y), D (Con H), E, G

    Ông A + S sinh được Q, T  ( Q có con là I, K)

    Ông A lập di chúc chia đều tài sản cho các con.

    Sau khi lập di chúc, ông A, D, Q cùng chết trong 1 vụ tại nạn.

    Ông A + B có 600 triệu

    Ông A + S có 860 triệu

    Hãy chia di sản thừa kế trong trườg hợp này.

    Trong tình huống vừa nêu, xem di chúc của ông A là hợp pháp, việc chia thừa kế thực hiện như sau:

    - Xác định di sản do A để lại: giả sử tài sản của A với mỗi người vợ là tài sản chung và chia làm 2 phần bằng nhau thì:

    Di sản ông A để lại = 600/2+860/2 = 730 triệu đồng.

    - Xác định những người thừa kế của A:

    Theo di chúc, ông A để lại cho các con, các con của ông A gồm C, D, E, G, Q, T. Tuy nhiên, do D và Q chết cùng thời điểm với A và có con nên con của Q sẽ và D sẽ được hưưởng thừa kế thế vị. Theo Điều 652 BLDS 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;…”.

     Phần di sản mỗi người con của A sẽ được chia như sau:

    Trường hợp này di chúc không để lại cho 2 người vợ, mà điều 644 quy định về việc thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sẽ bằng 2/3 suất tài sản của người thừa kế nên:

    Một suất thừa kế theo pháp luật là:

    730.000 : 8 = 91,25
    91,25 x 2/3 = 60,83 triệu


    Phần di sản còn lại sẽ được chia theo di chúc:
    730 - ( 60,83x2 ) = 608,34
    608,34 : 6 = 101,39

    Kết quả cuối cùng:

    B,S = 60,83

    C, con D, E, G, con Q, T = 101,39

    Mọi ngưười đóng góp ý kiến giúp mình nhé!

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    20488 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #505369   22/10/2018

    buoncuaanh
    buoncuaanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn, tình huống chia thừa kế hơi phức tạp so với thông thường!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn buoncuaanh vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507229   11/11/2018

    Nếu tài sản giữa A và B, A và S đều là tài sản hình thành sau khi A lấy người vợ thứ hai thì mình nghĩ thì di sản của ông A để lại là 365 triệu thôi, vì:

    A + B = 600 => A= 300, tuy nhiên A và S là vợ chồng hợp pháp =>> A = S = 150

    A + S = 860 => A = 430, tuy nhiên A và B là vợ chồng hợp pháp =>> A = B = 215

    Không biết mình hiểu vậy có đúng không nhỉ?

     

    Cập nhật bởi nguyentrinh1996 ngày 11/11/2018 11:21:00 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrinh1996 vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507786   15/11/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77122
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


     

    nguyentrinh1996 viết:

     

    Nếu tài sản giữa A và B, A và S đều là tài sản hình thành sau khi A lấy người vợ thứ hai thì mình nghĩ thì di sản của ông A để lại là 365 triệu thôi, vì:

    A + B = 600 => A= 300, tuy nhiên A và S là vợ chồng hợp pháp =>> A = S = 150

    A + S = 860 => A = 430, tuy nhiên A và B là vợ chồng hợp pháp =>> A = B = 215

    Không biết mình hiểu vậy có đúng không nhỉ?

     

     

     

    Giả định, việc tài sản hình thành sau khi A lấy người vợ thứ hai không ảnh hưởng gì đến khối tài sản chung A + B và A + S, vì hai khối tài sản này hoàn toàn độc lập do A tạo lập với mỗi người vợ. 

    Còn chỗ A + B = 600 thì A = 300, bạn đang xác định 300 là tài sản chung của A và S rồi lại chia đôi. 

    Và A + S = 860 thì A = 430, sao lại A = B = 150, bạn đang xác định 430 là tài sản chung của A và B rồi lại chia đôi. 

    Theo mình cách hiểu này chưa đúng về "tài sản chung của vợ chồng". Vì 300 chia từ A + B có thể xem là tài sản riêng của A so với S, tương tự 430 chia từ A + S là tài sản riêng của A so với B. Nên không thể tiếp tục xác định 300 hay 430 là tài sản chung với mỗi bà vợ và đem ra chia tiếp. 

    Nếu chia theo cách chia bạn thì cuối cùng A chỉ có 1/4 tài sản chung với mỗi người vợ. 

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 15/11/2018 10:58:17 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #507968   19/11/2018

    danghang009
    danghang009

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hiệu lực di chúc

    Bạn đã chưa hiểu đúng về thừa kế thế vị, theo điều 643, 650 BLDS 2015 thì con chết trc hoặc chết cùng thời điểm thì phần di chúc đó ko có hiệu lực. Do đó ko có thế vị trong trường hợp thừa kế theo di chúc bạn nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghang009 vì bài viết hữu ích
    daituyet_tam (19/11/2018)
  • #508016   19/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Thực tế hiện nay có một số trường hợp do thay đổi nơi cư trú và cán bộ làm sai sót nên dẫn đến có trường hợp người đó có 2 người vợ hợp pháp.
    thời gian diễn ra là vào những năm 90.
    Vậy trường hợp này có nên được xem là trường hợp có 2 người vợ hợp pháp để cùng chia thừa kế hay là chỉ xét người vợ đầu tiên hợp pháp. 
    Vì 2 người đều có hôn thú.

     
    Báo quản trị |  
  • #533290   21/11/2019

    Đối với trường hợp của bạn, mình có ý kiến như sau:

    Thứ nhất, cần xác định ông bà này kết hôn hay sống chung vào năm nào.

    Thứ hai, xem luật HNGĐ nào điều chỉnh mối quan hệ giữa hai vợ chồng.

    Thứ ba, xem về thời điểm hình thành tài sản đó.

    Lúc đó mới xác định được tài sản chung hay riêng, ví dụ thứ Luật HNGĐ 1956 thì không phân biệt tài sản có trước hay sau, riêng hay chung, sau khi cưới đều là tài sản chung. 

    Mỗi Luật nó điều chỉnh khác nhau, nên cần có mốc thời gian cụ thể để áp dụng luật, lúc đó chia cho chính xác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn le_vanphuong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2019)