Chia thừa kế tài sản hương hỏa không đều?

Chủ đề   RSS   
  • #85341 26/02/2011

    maianh_11

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 11 lần


    Chia thừa kế tài sản hương hỏa không đều?

    Xin chào LS!

    Em có đọc nhiều bài của ls tư vấn & thấy trả lời rất chi tiết, tỉ mỉ, dễ hiểu.

    Gần đây gia đình em có việc liên quan đến pháp luật, em xin được hỏi ls 1 số vấn đề như sau:

    Ông bà nội em có 3 người con trai là bác em, bố em & chú em. Năm 1996 ông bà mất đi có để lại di chúc chia đều tài sản cho 3 người con trai là 500m2 đất ở. 

    Năm 2003 bố em đột ngột qua đời & không để lại di chúc. Hiện tại gia đình em gồm mẹ, em & 1 em gái (tổng cộng 3 người)

    Cuối năm 2010 bác em & chú em có chia di sản thừa kế của ông bà là 500m2 đất nhưng không cho em & em gái của em được biết mà chỉ gọi mẹ em đến để chia nhưng chỉ cho phần của bố em có 100m2 đất còn bác em & chú em thì mỗi người được 200m2 đất.

    Mẹ em cũng đồng ý vì là hương hỏa của ông bà để lại không muốn mất lòng bác & chú. Nay em biết việc phân chia không đều rất bức xúc, em xin hỏi ls 1 số vấn đề sau:

    1) Ông bà thừa kế riêng cho bố em. khi bố em mất đi không để lại di chúc thì ai là người được thừa kế (mẹ em hay em & em gái hay cả 3 mẹ con em)

    2) Mẹ em kí nhận việc phân chia tài sản có đúng quy định của pháp luật không hay chỉ em & em gái hay cả 3 mẹ con em phải kí nhận tài sản thừa kế.

    3) Em muốn chia lại làm 3 phần bằng nhau có được không.

    4) Bác em, chú em & mẹ em đã nộp tất cả giấy tờ ra Xã đợi cấp sổ đỏ cho 3 người có đúng pháp luật không, giả sử có sổ đỏ rồi em có quyền khởi kiện không & kiện như thế nào.

    Em xin chân thành cảm ơn luật sư, rất mong có câu trả lời sớm để em còn biết cách giải quyết.  maianh_11@yahoo.com

    Lê Anh Ngọc.

     
    7628 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85480   27/02/2011

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,

    Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp thì:

    Năm 1996 ông bà Nội bạn mất có để lại di chúc chia đều tài sản là 500m2 đất ở cho 3 người con trai bao gồm bác, chú bố của bạn.

    Như vậy, nếu di chúc hợp pháp và không có ai thuộc trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS) thì di sản của ông bà Nội bạn là 500m2 đất ở sẽ chia đều cho 3 người bao gồm bác, chú và bố của bạn mỗi người sẽ được hưởng 1/3 trị giá của 500m2 (tương đương với 166,67m2 đất). 
    "Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Năm 2003 bố bạn chết, không để lại di chúc và hiện tại gia đình bạn gồm có 3 người là bạn, mẹ và em gái bạn thì những người thừa kế theo pháp luật theo hàng thừa kế thứ nhất đối với 1/3 di sản (mà lẽ ra bố bạn sẽ được hưởng từ ông bà Nội bạn nếu bố bạn còn sống) gồm có: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” (Điều 676 BLDS)

    Như vậy đối với 1/3 di sản của ông bà Nội để lại cho bố của bạn thì mẹ bạn, bạn và em gái sẽ là những người thừa kế theo pháp luật và nằm ở hàng thừa kế thứ nhất. Mỗi người hưởng 1/3 : 3 = 1/6 trị giá của 500m2 đất (tương đương với 166,67m2 : 3 = 55,55 m2 đất).

    Vì bố bạn chết sau ông bà Nội bạn nên trường hợp của bạn và em gái bạn không phải là thừa kế thế vị. Theo Điều 677 BLLD quy định về thừa kế thế vị thì:
    “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.


    Câu hỏi và câu trả lời:

    1) Ông bà thừa kế riêng cho bố em. Khi bố em mất đi không để lại di chúc thì ai là người được thừa kế (mẹ em hay em & em gái hay cả 3 mẹ con em)

    -> Người thừa kế di sản của bố bạn bao gồm: bạn, mẹ và em gái bạn.

    2) Mẹ em kí nhận việc phân chia tài sản có đúng quy định của pháp luật không hay chỉ em và em gái hay cả 3 mẹ con em phải kí nhận tài sản thừa kế. 

    -> Nếu bạn và em bạn đủ 18 tuổi thì cần phải có sự đồng ý của bạn và em bạn. Mẹ bạn ký văn bản phân chia di sản chỉ đúng trong phần di sản mà mẹ bạn được hưởng (tương đương với 55,55 m2 đất). Còn phần di sản của bạn và em gái thì mẹ bạn không có quyền quyết định thay nếu không được sự ủy quyền bằng văn bản của bạn và em gái bạn.

    3) Em muốn chia lại làm 3 phần bằng nhau có được không? 

    -> Được, nếu bác, chú và gia đình của bạn cùng ngồi lại với nhau để bàn bạc và đồng ý phân chia lại đúng theo nội dung di chúc của ông bà Nội.

    4) Bác em, chú em và mẹ em đã nộp tất cả giấy tờ ra Xã đợi cấp sổ đỏ cho 3 người có đúng pháp luật không, giả sử có sổ đỏ rồi em có quyền khởi kiện không & kiện như thế nào? 

    -> Trường hợp này đã bỏ sót người thừa kế (bạn và em bạn). Bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế. Theo quy định tại Điều 645 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (ngày ông/bà Nội bạn chết) đến nay đã quá 10 năm nên hết thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên tại Điều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế cụ thể như sau:

    a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế  có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế  đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
    Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết cần phân biệt như sau:

    a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấpthoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc;.......

    b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

    Nếu bạn cần trao đổi thêm xin vui lòng liên lạc theo địa chỉ email: lsgiadinh@gmail.com

    Thân mến chào bạn.
    ___________________

    Luật sư Phạm Hiếu Nghĩa

    Legal Vietnam Law Office

    Cập nhật bởi lsgiadinh ngày 28/02/2011 10:56:29 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #85695   28/02/2011

    maianh_11
    maianh_11

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 11 lần


    Em mới gia nhập diễn đàn ko biết cách xem phần trả lời của ls, bây giờ mới biết mở. nhận đc em mừng quá, xin đa tạ ls nhiều lắm.

    Báo cáo với ls em cũng rất thích làm ls, khoảng tháng 4 này em cũng đăng ký lớp nghiệp vụ ls học tại HN. trước kia em cũng làm nhà nc trong nghành GT & đc cơ quan cho đi học lớp tại chức luật của ĐHLHN, giờ em xin ra quân để theo nghề ls, do kiến thức non quá & cũng ko có nhiều thời gian để nghiên cứu luật nên muốn nhờ các sư huynh chỉ giúp.

    Việc gia đình nhà em có vài điều em muốn hỏi thêm:

    Theo ls nói em đã hiểu là thời hiệu khởi kiện đã hết, nếu ko tự thỏa thuận đc thì chia theo điều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. sẽ là chia làm 3 phần bằng nhau.
    Nhưng có điều em ko hiểu & cảm thấy có khuất tất là:

    - khi lập biên bản họp gia đình xong (dù muốn hay ko) tất cả mọi người phải qua cán bộ tư pháp xã, phường hoặc phòng công chứng nào đó để tất cả mọi người ký trước mặt công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp phường, xã chứ ko thể ký ở nhà rồi mang đi đóng dấu rồi kẹp vào sổ đỏ đòi chia tài sản đúng không ạ?

    Vậy sao thủ tục vẫn đc hoàn thành để bây giờ đang đợi cấp sổ đỏ. Chắc chắn có sự ăn tiền khuất tất của cán bộ xã, phường hoặc phòng công chứng nào đó đúng ko ạ?
    Vấn đề em muốn hỏi như sau:

    1/ Em muốn đòi chia lại lô đất thành 3 phần = nhau em phải gửi đơn dến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết.

    2/ Em muốn kiện cán bộ xã, phường hoặc phòng công chứng kia thì gửi đơn dến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết.

    3/ Giả sử mọi người nhận đc sổ đỏ rồi em có quyền khởi kiện như trên ko.

    Xin đa tạ những chỉ dẫn của ls, rất mong sớm đc ls giúp đỡ. một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

     

    Lê Anh Ngọc.

     
    Báo quản trị |  
  • #85900   01/03/2011

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,

    Dựa vào nội dung câu hỏi và các thông tin mà bạn cung cấp xin được trả lời các câu hỏi của bạn như sau:

    Bạn đã hiểu sai nội dung mà tôi đã trả lời ở lần trước #c00000;">"
    #c00000;">Theo Luật sư nói em đã hiểu là thời hiệu khởi kiện đã hết, nếu không tự thỏa thuận được thì chia theo đ#c00000;">iều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, sẽ là chia làm 3 phần bằng nhau". 

    Bạn vui lòng đọc kỹ lại nội dung tôi đã trả lời ở lần trước, vì theo Điều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quy định về "các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế" chứ không có nội dung nào quy định#c00000;"> "do thời hiệu khởi kiện đã hết, nếu không tự thỏa thuận được thì sẽ chia làm 3 phần bằng nhau" như bạn đã nghĩ.

    1. Em muốn đòi chia lại lô đất thành 3 phần bằng nhau em phải gửi đơn đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết.
        Giả sử mọi người nhận được sổ đỏ rồi em có quyền khởi kiện như trên không?

    -> Giống như tôi đã trả lời cho bạn ở lần trước là bạn có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu chia thừa kế, tuy nhiên bạn cần xem lại các điều kiện về thời hiệu khởi kiện, nếu hết thời hiệu khởi kiện và không thuộc các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được quy định tại Điều 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP thì Tòa sẽ không thụ lý vụ việc.

    2. Em muốn kiện cán bộ xã, phường hoặc phòng công chứng kia thì 
    gửi đơn đến cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

    -> Khi bạn nói "kiện" có nghĩa là bạn muốn kiện ai đó ra Tòa án nhờ Tòa giải quyết các yêu cầu của bạn. Tôi không hiểu ý của bạn hỏi "kiện" là kiện ra Tòa hay chỉ muốn "khiếu nại, tố cáo"? 
    Nếu muốn kiện ai đó ra Tòa thì bạn cần phải xác định rõ là bạn muốn kiện họ về vấn đề gì? Có chứng cứ gì để chứng minh cho nội dung yêu cầu của bạn không?

    Theo tôi bạn cần xem lại việc bạn không hiểu và cảm thấy có khuất tất "
    khi lập biện bản họp gia đình xong (dù muốn hay không) tất cả mọi người phải qua cán bộ tư pháp xã, phường hoặc phòng công chứng nào đó để tất cả mọi người ký trước mặt công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp phường, xã chứ không thể ký ở nhà rồi mang đi đóng dấu rồi kẹp vào sổ đỏ đòi chia tài sản" Vậy căn cứ để bạn chứng minh những nội dung bạn nêu ở trên là gì?

    Theo những gì mà bạn trình bày thì bạn cũng không biết rõ "biên bản họp gia đình" nội dung cụ thể là gì? Phòng công chứng hay UBND phường, xã xác nhận nội dung đó như thế nào? UBND phường, xác nhận chữ ký hay xác nhận nội dung?. Xin lưu ý với bạn trong một số trường hợp có lý do chính đáng thì công chứng viên có thể đến tận nơi ở để công chứng, chứng nhận theo yêu cầu.

    Một số nội dung trao đổi cùng bạn.

     

    Thân mến chào bạn.
    ___________________

     

    Luật sư Phạm Hiếu Nghĩa

     

    Legal Vietnam Law Office

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #86501   04/03/2011

    david_thien
    david_thien

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Ls, tôi có vấn đề này nhờ Ls tư vấn giúp tôi.

    Tôi có một người bạn, mẹ bạn ấy vừa chết cách nay hơn 7 tháng. Trong thời gian này, cha của bạn ấy có ý định bước thêm bước nữa và đã dẫn người ấy về nhà và thông báo với gia đình biết ý định này.

    Về việc cha tìm người chăm sóc trong khoản thời gian sau này, cả nhà bạn ấy không phản đối. Tuy nhiên, vì người đó đã trải qua nhiều đời chồng và hiện tại còn chưa rõ các mối quan hệ của bà ấy nên gia đình cũng không hài lòng và có ý ngăn cản. Khuyên nhủ nhưng cha bạn không đồng ý. Mặc khác, bà ấy yêu cầu đăng ký kết hôn ngay. Người nhà bạn ấy cho rằng bà ấy có ý định thừa kế di sản sau này.

    Vậy mong Ls tư vấn cho tôi mấy vấn đề sau:

    1. Phần di sản mà mẹ bạn ấy để lại có thể được chia theo pháp luật không nếu các con trong gia đình yêu cầu và sẽ được chia như thế nào?

    2. Việc kết hôn sau này của cha bạn ấy có ảnh hưởng gì không nếu di sản của mẹ bạn ấy không được phép chia? và nếu sau này cha bạn ấy chết thì khối di sản mà cha, mẹ bạn ấy để lại, người "mẹ kế" có được hưởng thừa kế không?

    Trân trọng cảm ơn!
    David_thien

     
    Báo quản trị |  
  • #87350   09/03/2011

    lsgiadinh
    lsgiadinh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2010
    Tổng số bài viết (86)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 33 lần


    Chào bạn,


    Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên tôi chỉ trao đổi các nội dung mà bạn hỏi dựa trên các nguyên tắc chung cụ thể như sau:


    1. Phần di sản mà mẹ bạn ấy để lại có thể được chia theo pháp luật không nếu các con trong gia đình yêu cầu và sẽ được chia như thế nào?

    Đối với phần di sản của mẹ bạn ấy để lại sẽ được chia theo pháp luật (thừa kế theo pháp luật) trong những trường hợp sau đây:

    - Không có di chúc;

    - Di chúc không hợp pháp;

    - Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

    - Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    - Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    - Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    - Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. (Thừa kế thế vị)

    (Điều 675, 676 và 677. Bộ luật dân sự năm 2005)

    2. Việc kết hôn sau này của cha bạn ấy có ảnh hưởng gì không nếu di sản của mẹ bạn ấy không được phép chia? và nếu sau này cha bạn ấy chết thì khối di sản mà cha, mẹ bạn ấy để lại, người "mẹ kế" có được hưởng thừa kế không?

    Theo nội dung mà tôi trình bày ở trên thì đối với phần di sản của mẹ bạn ấy để lại nếu không chia theo di chúc thì cũng sẽ chia theo pháp luật nên không phải lo phần di sản của mẹ bạn ấy không được chia.

    Trường hợp cha bạn ấy kết hôn hợp pháp với người mẹ kế. Nếu sau này cha bạn ấy chết trước người mẹ kế mà không để lại di chúc thì người mẹ kế sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất (thừa kế theo pháp luật) của cha bạn ấy và đương nhiên người mẹ kế này được thừa kế đối với phần di sản của cha bạn ấy để lại. Riêng đối với phần di sản của mẹ bạn ấy để lại thì người mẹ kế sẽ không được hưởng./.

    Nếu có điều chi chưa rõ hoặc cần trao đổi thêm bạn có thể phản hồi qua website này hoặc hộp thư: #0000ff;">lsgiadinh@gmail.com.

    Thân mến chào bạn.

    #0000ff; font-family: arial, sans-serif; font-size: 13px;">Ls.Phạm Hiếu Nghĩa

     
    Báo quản trị |  
  • #87960   12/03/2011

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào bạn Ngọc,

    Tôi vừa đọc xong nội dung của em. trước khi trả lời, tôi muốn hỏi, ông bà nội của em mất cùng thời điểm hay sao ? để tôi biết rõ hơn mà hướng dẫn tiếp sau này. nay tôi trả lời từng câu một như sau:

    01 : ông bà nội bạn mất, thì ba người con của ông bà được hưởng thừa kế. nếu di chúc hợp pháp, thì chia theo di chúc. nếu di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật (chia đều ba phần bằng nhau).

    02. việc mẹ em ký nhận việc phân chia di sản của ông bà để lại là không đúng, các em vẫn có quyền thừa hưởng của cha. nên các em cũng phải đồng ý ký tên mới hợp pháp.

    03. như anh đã trả lời câu một.

    04. việc cấp sổ đỏ không ảnh hưởng việc khởi kiện sau này. em chớ bận tâm. nhưng ngay từ bây giờ em cùng mẹ, hoặc các em đồng khởi kiện đi là vừa, đừng để nước tới chân mới nhảy khó khăn lắm đó.
    thân ái.

    Nếu cần luật sư nhận vụ việc trực tiếp trợ giúp hãy liên lạc nhé.

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: