Chia thừa kế sau khi vợ mất, để lại quyền thừa kế cho em vợ

Chủ đề   RSS   
  • #300709 04/12/2013

    tokocha

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế sau khi vợ mất, để lại quyền thừa kế cho em vợ

    Xin chào luật sư! Chúc luật sư một ngày tốt lành, làm việc có hiệu quả!

    Sau đây tôi xin được luật sư tư vấn một vấn đề về quyền thừa kế:

    Vợ tôi mất cách đây 1 năm ( bị vô sinh, chỉ có 2 vợ chồng) và viết di chúc để lại một phần nhà ở của tôi và vợ tôi cho cô em vợ ( với nguyện vọng của vợ tôi là dùng phần đất đó để xây nhà thờ tụng cho vợ tôi). Tuy nhiên, trước khi mất, vợ tôi có giao cho bên ngoại sổ đỏ căn nhà của chúng tôi mà tôi không hề hay biết và đến nay vẫn chưa đưa lại sổ đỏ đó cho tôi. Nay, trên tòa án đã có giấy triệu tập về việc chia thừa kế. XIn luật sư giải đáp giúp tôi các vấn đề sau:

    1. Trong di chúc không nói rõ về việc người thừa kế được chia bao nhiêu phần tài sản, vậy người đó được chia tối đa bao nhiêu phần?

    2. Căn nhà đó tôi vẫn đang ở, vậy người thừa kế có quyền vào ngăn nhà tôi để thực hiện bản di chúc được không?

    3. Đối với giấy triệu tập của tòa án, tôi cần gửi lên những chứng từ gì? 

    Mong sớm nhận được giải đáp từ luật sư. Tôi xin cảm ơn

     
    4143 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #300737   04/12/2013

    Chào bạn, đối với vấn đề của bạn cần xem xét kỹ di chúc vợ bạn để lại có hợp pháp theo quy định tại Điều 652 BLDS hay không. Theo quy định điều 653 thì di chúc phải ghi rõ "di sản để lại và nơi có di sản". Trong trường hợp di chúc của vợ bạn để lại nói là toàn bộ tài sản để lại cho em gái thì di sản được xác là tổng số tài sản chung của vợ chồng bạn chia 2.

    Trong trường hợp di chúc chỉ ghi là để lại tài sản cho em gái mà không nói là để lại bao nhiêu thì thực tế cũng sẽ được hiêu là em gái là người được hưởng toàn bộ di sản, bởi lẽ trong di chúc thì người vợ bạn hoàn toàn có ý chỉ để lại tài sản cho người duy nhấy là em gái và không có thêm ai khác.

    2. Căn nhà bạn đang ở, thì khi phân chia di sản, người được hưởng di chúc hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án thực hiện phân chia tài sản để  nhận phần di sản mà mình được hưởng.

    Tuy nhiên, theo Điều 686 BLDS quy định về việc Hạn chế phân chia di sản trong các trường hợp như:

    Trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

    3. Đối với giấy triệu tập của Tòa án thì bạn chỉ cần mang giấy tờ tùy thân lên làm việc bình thường, còn sau đó, tùy vào nội dung làm việc thì tòa án yêu cầu bạn xuất trình giấy tờ khác sau. Bạn cần chú ý đối với những tài sản nào bạn cho rằng đó là của riêng bạn chứ không phải là tài sản chung của vợ chồng thì bạn cần đưa ra chứng cứ tự chứng cho điều đó để đảm bảo quyền lợi cho bạn khi chia tài sản chung. Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình.

    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Liên hệ: Ls. Nguyễn Văn Hải

    Sđt: 0973.509.636

    Gmail: lamchuphapluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #300762   05/12/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    CHào bạn,

    Mình bổ sung thêm trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di trúc. căn cứ theo quy định sau:

    Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Nên cho dù di trúc không có tên bạn thì bạn vẫn được hưởng thừa kế. Ví đụ cha mẹ vợ anh còn sống, anh  nữa là 3 người. Chỉ phần tài sản riêng của vợ anh mới được chia thừa kế. Anh sẽ được 2/9 trên tổng tài sản chia thừa kế, ba mẹ cô ấy cũng vậy, Còn lại là của người em vợ.

    B.R

     
    Báo quản trị |  
  • #300893   05/12/2013

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn, về vấn đề của bạn, mình xin được tư vấn như sau:

    -          Thứ nhất, bạn cần phải làm rõ cụm từ “ nhà của tôi và vợ tôi” và “ di sản thừa kế”, “ tài sản riêng của vợ bạn”, “ tài sản chung của vợ chồng bạn” trước khi vợ bạn mất.

    ·           Nếu “ di sản thừa kế” ( tức là ngôi nhà ) là tài sản riêng của vợ bạn, tức nguồn gốc của ngôi nhà là do bố mẹ vợ bạn, người thân của vợ bạn tặng – cho vợ bạn và sau đó vợ bạn được cấp GCNQSDĐ, đứng tên một mình vợ bạn ( Ở đây, trong trường hợp này cụm từ “ nhà của tôi và vợ tôi” được hiểu như là một cách nói thuận miệng  về việc ở chung của vợ chồng bạn trong ngôi nhà đó, và không có ý nghĩa về mặt pháp lý).  Trong trường hợp này nếu không nói gì thì em gái của vợ bạn sẽ được hưởng toàn bộ “ di sản thừa kế”  tức là ngôi nhà mà vợ chồng bạn vẫn ở vì ý chí chủ quan của vợ bạn là chỉ muốn cho cô em gái thừa hưởng ngôi nhà này để sau này tiện việc thờ cúng vợ bạn.

    ·           Nếu ngôi nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn mua được bằng tiền của gia đình bạn hoặc đã là tài sản riêng của vợ bạn hoặc của bạn nhưng trong thời kỳ hôn nhân được sáp nhập vào khối tài sản chung của bạn và vợ bạn ( có biên bản sáp nhập tài sản ) thì lúc này di sản thừa kế là ½ ngôi nhà đó.  

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Bạn được hưởng thừa kế không theo di chúc cùng vs bố mẹ vợ.  Tất cả là 3 suất. Phần bạn nhận đc sẽ là: 2/3 x 1/3 = 2/9 di sản thừa kế.  

    Thân chào bạn, chúc bạn khỏe và thành công 

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    hadong92 (31/12/2013)
  • #300929   05/12/2013

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ls.NguyenHuyLong viết:

    Nếu “ di sản thừa kế” ( tức là ngôi nhà ) là tài sản riêng của vợ bạn, tức nguồn gốc của ngôi nhà là do bố mẹ vợ bạn, người thân của vợ bạn tặng – cho vợ bạn và sau đó vợ bạn được cấp GCNQSDĐ, đứng tên một mình vợ bạn ( Ở đây, trong trường hợp này cụm từ “ nhà của tôi và vợ tôi” được hiểu như là một cách nói thuận miệng  về việc ở chung của vợ chồng bạn trong ngôi nhà đó, và không có ý nghĩa về mặt pháp lý).  Trong trường hợp này nếu không nói gì thì em gái của vợ bạn sẽ được hưởng toàn bộ “ di sản thừa kế”  tức là ngôi nhà mà vợ chồng bạn vẫn ở vì ý chí chủ quan của vợ bạn là chỉ muốn cho cô em gái thừa hưởng ngôi nhà này để sau này tiện việc thờ cúng vợ bạn.

    Tôi chẳng hiểu tại sao với hai câu trả lời của bạn nguyenhai_lph và bạn legalconsult là đã quá đủ để xử lý tình huống này, nhưng Luật sư Ls.NguyenHuyLong lại đưa ra thêm một câu trả lời như trên, mà câu trả lời của Luật sư rõ ràng là không đúng quy định của pháp luật.

    Bởi cho dù ngôi nhà đó là tài sản riêng của người vợ, mà ý chí của người vợ là để lại toàn bộ ngôi nhà cho người em gái thì ý chí đó cũng không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định tại điều 669 BLDS thì cho dù ý chí của người vợ là để lại toàn bộ ngôi nhà cho người em gái thì người chồng và bố mẹ của người vợ (nếu còn sống) vẫn đương nhiên được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo luật.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #301212   07/12/2013

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Cảm ơn bác BachThanhDC đã đóng góp ý kiến. Trong tình huống này, chúng tôi chỉ muốn làm rõ thêm vấn đề về khối di sản thừa kế là bao nhiêu để tiện cho việc phần chia và làm rõ phần thừa kế của từng người. Di sản thừa kế mà người vợ để lại bao gồm toàn bộ ngôi nhà hay chỉ có 1/2?

    Tôi cũng đã trích dẫn Điều 669 BLDS về những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này: 1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Bạn được hưởng thừa kế không theo di chúc cùng vs bố mẹ vợ. Tất cả là 3 suất. Phần bạn nhận đc sẽ là: 2/3 x 1/3 = 2/9 di sản thừa kế.

     

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.NguyenHuyLong vì bài viết hữu ích
    hadong92 (31/12/2013)