chia thừa kế như thế nào cho pháp nhân?

Chủ đề   RSS   
  • #71772 04/12/2010

    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    chia thừa kế như thế nào cho pháp nhân?

    các bạn có ý kiến gì về vấn đề này nha:
    #ff0000;">Ông A có di chúc hợp pháp để lại 5 tỷ cho Doanh nghiệp tư nhân X (pháp nhân).
    Tại thời điểm mở thừa kế thì DNTN X vẫn đang hoạt động.
    Nhưng đến thời điểm chia thừa kế thì DN X đã bị giải thể rồi, không còn hoạt động nữa,
    vậy phần di sản này của ông A được chia như thế nào?
    Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 05/12/2010 10:03:47 AM Chỉnh lại màu chữ

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    7810 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #71962   06/12/2010

    seu_dethuong
    seu_dethuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 221
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    năng lực của pháp nhân chỉ tồn tại trong quá trình hoạt động của nó. Khi pháp nhân đã bị gải thể đồng nghiaax vói việc quyền và nghĩa vụ của pháp nhân đó cũng chấm dứt. Khi đó pháp nhân cũng sẽ không còn quyền hưởng di ản thừa kế. Mà theo điều 675 nhũng trường hợp thừa kế theo pháp luật đã ghi nhận:
    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    a,.............
    b,.............
    c, Những người thừa kế theo di chúc chết trwocs hoặc chết cùng thời điểm vói người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kề.
    Theo đó 5 tỷ của ông A sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế phần di sản của ông A đã được quy định cụ thể tại điều 676, 677 BLDS 2005
     
    Báo quản trị |  
  • #71969   06/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ở đây vẫn chia theo di chúc, nhưng có sự thay đổi về người nhận di sản.

    Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, các bạn đừng nhầm lẫn.

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    a,.............
    b,.............
    c, Những người thừa kế theo di chúc chết trwocs hoặc chết cùng thời điểm vói người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.


    DNTN X này vẫn hoạt động tại thời điểm mở thừa kế - thời điểm người có tài sản chết. Nên nó vẫn là đối tượng được quyền hưởng di sản của ông A để lại. Khi đó thì quyền hưởng di sản này là một quyền tài sản. Khi DNTN giải thể, mà chưa chia thừa kế, thì quyền tài sản này tự động chuyển thành quyền tài sản của ông A, và ông A trở thành đối tượng được hưởng di sản thay cho DNTN X.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #72157   07/12/2010

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    mình đồng ý với bạn boyluat là DNTN không có tư cách pháp nhân, đề bài trên chỉ là đánh lừa trong bài tập về DNTN.
    Nhưng về phần bạn giải thích là Khi DNTN giải thể, mà chưa chia thừa kế, thì quyền tài sản này tự động chuyển thành quyền tài sản của ông A, và ông A trở thành đối tượng được hưởng di sản thay cho DNTN X. Ông A lúc này đã chết!, Ông A là người để lại di chúc mà.

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #72163   07/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ồ, sr bạn, mình viết nhầm.

    Đoạn này "Khi DNTN giải thể, mà chưa chia thừa kế, thì quyền tài sản này tự động chuyển thành quyền tài sản của ông A, và ông A trở thành đối tượng được hưởng di sản thay cho DNTN X." nên sửa thành"

    "Khi DNTN giải thể, mà chưa chia thừa kế, thì quyền tài sản này tự động chuyển thành quyền tài sản của ông chủ DNTN X hoặc người có quyền hưởng di sản này nếu chủ DNTN chuyển quyền cho người đó; và  chủ DNTN hoặc người đó trở thành đối tượng được hưởng di sản thay cho DNTN X."

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |