Chia thừa kế: khó xử quá giúp em với!/ Bài thi của Nguyenthu.lien

Chủ đề   RSS   
  • #73013 13/12/2010

    lethoaqtkd4a3

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia thừa kế: khó xử quá giúp em với!/ Bài thi của Nguyenthu.lien

    Ông AN và bà BÌNH kết hôn năm 1950 ,sinh được ba con là chị C- 1951 ,anh D (1953) và chị E (1955). Năm 1959 do mâu thuẫn gia đình, Ông AN đến chung sống với bà G như vợ chồng sinh được M (1960) VÀ N(1970).

    Năm 1975 chị C kết hôn với anh K sinh được T VÀ Q. Nhưng chị C lại chết ngay sau khi sinh Q được 3 tháng. Năm 1995 ông AN chết để lại di chúc cho N là 1/2 tài sản của ông. Đồng thời truất quyền thừa kế của bà BÌNH. Anh D bất bình với nội dung bản di chúc, của ông AN.

    Nên sau khi lo tang cho cha hết mười triệu đồng, đã làm đơn yêu cầu tòa án chia thừa kế tài sản của ông AN. TÒA án xác định được tài sản như sau:

    -Tài sản của ông AN và bà BÌNH là 200 triệu đồng.
     
    -Tài sản của ông AN với bà G là 400 triệu đồng.

    Nhờ các bạn chia giúp mình thừa kế trong trường hợp trên. Cảm ơn rất nhiều.


    Gửi ngay cho mình qua gmail: 
    lethoaqtkd4a3@gmail.com. thanks
     
    7281 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #73634   16/12/2010

    nguyenthu.lien
    nguyenthu.lien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


     Để trả lời vấn đề này của bạn, tớ trả lời theo từng phần cho nha!


    - Xác định quan hệ hôn nhân nào của ông An là hợp pháp?

    + 1950 ông An kết hôn bà Bình

    + 1959 ông An đến chung sống với bà G.

    Ta áp dụng Luật hôn nhân và gia đình 1959 cho trường hợp nếu hôn nhân đầu tiên của ông An không có giấy chứng nhân đăng ký kết hôn hợp pháp.

    Theo tình huống bạn đưa ra thì ông A và bà Bình chưa có 1 giấy tờ chứng nhận họ đã ly hôn nên nếu việc kết hôn của ông An và bà Bình không vi phạm điều kiện gì theo quy định tại #0070c0;">Chương II về kết hôn của Luật HN&GD 1959
    #0070c0;">thì khẳng định bà Bình là vợ hợp pháp của ông An


    Vì vậy việc ông An chung sống với bà G như vợ chồng cũng không được coi là hôn nhân hợp pháp.(t#0070c0;">heo Điều 5 Luật HN&GD 1959#0070c0;">: " Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác". Pháp luật không thừa nhận việc xác lập nhiều quan hệ nhân 

    ===> Tòa án xác định được tài sản:

    An + Bình = 200 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung vợ chồng)

    An + G = 400 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung theo phần 50-50).

    Ngay sau khi ông An chết, anh D đã làm đơn yêu cầu Tòa chia di sản ==> xác định thời điểm khởi kiện là 1995 nên áp dụng Luật HN&GD 1986, PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 44-LCT/HĐNN8 NGÀY 10/09/1990 VỀ THỪA KẾ

    Theo #0070c0;">Điều 17 Luật HN&GD 1986#0070c0;"> quy định: " Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau".

    - Căn cứ pháp lý để chia theo di chúc của ông An: Điều 4, Điều 12, Điều 17 PL thừa kế 1990

    "Điều 4: 1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

    Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp.

    2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.
    Điều 17
    : Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế."

    Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

    Vậy tổng số tài sản ông An để lại là: 200/2 + 400/2 = 300 triệu.

    - Ông An chết để lại cho N 1/2 tài sản và truất quyền thừa kế của bà Bình. Nếu di chúc trên được xác nhận là di  chức hợp pháp (căn cứ Điều 12 #5c7996;">PL thừa kế 1990: "Di chúc hợp pháp

    1- Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

    Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẵn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

    2- Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật của Việt Nam, cũng được coi là di chúc hợp pháp.")

    - Đầu tiên ta chia di sản theo di chúc, phần còn lại sẽ chia theo pháp luật. Như vậy đầu tiên sẽ chia cho N là: 300/2=150 triệu. 

    - Riêng đối với trường hợp bà Bình, bà là vợ hợp pháp của ông An nên vì trong di chúc ông An đã truất quyền thừa kế của bà nhưng theo quy định Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 20 #5c7996;">PL thừa kế 1990
    :

    "
    Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

    a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

    b) Con chưa thành niên."

    Như vậy 1 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản trên chia theo pháp luật) là: 300/6=50 triệu ===> bà Bình sẽ được hưởng là: 2/3 *50 =  33.33 triệu.

    - Số tiền còn lại là: 300 - 150 - 33.33 = 116.67 triệu sẽ chia đều cho các con và bà Bình theo quy định tại K2 Điều 24 #5c7996;">PL thừa kế 1990:

    "Các phần di sản sau đây cũng do người thừa kế theo pháp luật hưởng:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế"

    và Điều 25 #5c7996;">PL thừa kế 1990
    :

    "Những người thừa kế theo pháp luật

    1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

    a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

    c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

    2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

    3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

    4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản."

    Cụ thể: 116.67/6= 19.445 triệu/người

    Vậy số tiền cuối cùng mỗi người được hưởng là:


    - N được: 150 + 19.445 = 169.445 triệu


    - bà Bình: 100 + 33.33 + 19.445 = 152.775 triệu


    - bà G: 200 triệu


    - các con C,D,E, M: 19.445 triệu


    *
    Trường hợp C chết khi sinh Q chia bình thường theo quy định. Ở đây ko có thông tin gì thêm nên tớ dừng lại. Tiền lo đám tang cho ông An: là do anh em đóng góp hoặc tự người lo bỏ ra. Không tự nhiên phải trừ vào di sản.

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 16/12/2010 10:34:24 PM Cập nhật bởi nguyenthu.lien ngày 16/12/2010 04:21:07 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #81632   08/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn nguyenthu.lien!

    nguyenthu.lien viết:

    "Theo tình huống bạn đưa ra thì ông A và bà Bình chưa có 1 giấy tờ chứng nhận họ đã ly hôn nên nếu việc kết hôn của ông An và bà Bình không vi phạm điều kiện gì theo quy định tại #0070c0;">Chương II về kết hôn của Luật HN&GD 1959 #0070c0;">thì khẳng định bà Bình là vợ hợp pháp của ông An


    #c00000;">Vì vậy việc ông An chung sống với bà G như vợ chồng cũng không được coi là hôn nhân hợp pháp.(t#0070c0;">heo Điều 5 Luật HN&GD 1959#0070c0;">: " Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác". Pháp luật không thừa nhận việc xác lập nhiều quan hệ nhân 

    ===> Tòa án xác định được tài sản:

    An + Bình = 200 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung vợ chồng)

    An + G = 400 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung theo phần 50-50).

    Ngay sau khi ông An chết, anh D đã làm đơn yêu cầu Tòa chia di sản ==> xác định thời điểm khởi kiện là 1995 nên áp dụng Luật HN&GD 1986, PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 44-LCT/HĐNN8 NGÀY 10/09/1990 VỀ THỪA KẾ

    Theo #0070c0;">Điều 17 Luật HN&GD 1986#0070c0;"> quy định: " Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau".

    - Căn cứ pháp lý để chia theo di chúc của ông An: Điều 4, Điều 12, Điều 17 PL thừa kế 1990

    "Điều 4: #c00000;">1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

    Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp.

    2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.
    Điều 17
    : Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế."

    Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

    Vậy tổng số tài sản ông An để lại là: 200/2 + 400/2 = 300 triệu."


    Bạn xác định Bình là vợ hợp pháp của An và G không phải là vợ hợp pháp của AN. Điều này có thể đúng (không chắc chắn là đúng đâu nhé vì còn một số trường hợp ngoại lệ nữa). Tuy nhiên nếu theo đúng như cách xác định về mối quan hệ vợ chồng của bạn thì việc bạn xác định phần di sản của ông An cho việc chia thừa kế thì lại sai rồi.

    Phần di sản của ông An phải là tổng tài sản của hai vợ chồng trước khi ông An chết, rồi sau đó mới được chia đôi.

    400 triệu phần tài sản chung theo phần được chia đôi khi ông An chết, nó không đương nhiên được xem là tài sản riêng của ông An (ngoại trừ việc có thỏa thuận bằng văn bản)...vì vậy lúc này tài sản chung hợp nhất giữa An và Bình là 400 triệu. Khi ông An chết, phần tài sản chung hợp nhất này được chia đôi, và di sản của ông An được dùng để chia thừa kế là 400 triệu/2 = 200 triệu.

    Trân trọng!


    Cập nhật bởi ntdieu ngày 08/02/2011 07:27:08 PM Thêm thẻ Quote cho bài dễ nhìn

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |