Chia thừa kế đối với con nuôi

Chủ đề   RSS   
  • #542310 30/03/2020

    Vananhshyn1005

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia thừa kế đối với con nuôi

    Luật sư ơi cho cháu hỏi ạ! 

    Bố cháu được nhận nuôi từ cụ bà N từ 60 năm trước (vì cụ sống 1 mình, chồng cụ mất,  con cụ cũng mất do chiến tranh) Vì đợt ấy chưa có thủ tục nhận con nuôi nên cụ chỉ sang nói chuyện với ông bà nội cháu xin nhận bố cháu làm con nuôi và ông bà nội cháu đồng ý. Ông X là cháu ruột của chồng cụ bà N). Bố cháu và cụ sống lương tựa vào nhau. 12 năm trước cụ ốm bố mẹ cháu chăm cụ nhưng vì tuổi cao sức yếu cụ qua đời. Bố mẹ cháu làm ma cho cụ và 2 năm trước cũng đã hoàn tất xây mộ cho cụ. Do ở quê nên giờ xã bắt làm sổ đỏ. Bố cháu đi làm sổ đỏ nhưng yêu cầu phải có chữ kí của những người thân cụ (trong đó có ông X). Bố cháu xin chữ kí của ô X nhưng ô đồng ý kí với điều kiện ông đứng tên sổ đỏ. Bố cháu không đồng ý và giờ ông X muốn đòi quyền lợi thừa kế. Vậy giờ bố cháu phải làm thế nào và ông X có được thừa kế như ô ấy muốn không ạ! 

     
    892 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Vananhshyn1005 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542428   30/03/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1305)
    Số điểm: 9980
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Bà N mất có để lại di chúc không bạn? Nếu để lại di chúc thì bạn có thể chứng minh di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015  để chứng minh quyền thừa kế hợp pháp theo di chúc Bố bạn. 

    Nếu không có di chúc thì mảnh đất này sẽ chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

    "Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Hiện bố bạn không có giấy tờ chứng minh thân phận con nuôi nên sẽ bất lợi trong việc hưởng thừa kế theo pháp luật. Bạn có thể tham khảo quy định trên để xét hàng thừa kế, nếu hàng thừa kế thứ nhất không có ai thì ông X thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ thừa kế mảnh đất này.

     

     

     
    Báo quản trị |