lamsonlawyer viết:
Chào bạn!
Vấn đề bạn thắc mắc, Luật sư giải đáp nhứ sau.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005 thì người có tài sản có quyền quyết định đến việc tặng, cho và thừa kế tài sản của mình. Cụ thể quy định tại Điều 648:
“Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Tức là người lập di chúcvcó quyền quyết định cho những ai, cho bao nhiêu và không cho những ai. Quyền này được pháp luật bảo vệ vì vậy các hành vi cản trở quyền quyết định đó sẽ là vi phạm pháp luật.
Bà bạn có nguyện vọng lập di chúc để lại toàn bộ nhà, vườn của tổ tiên cho bố bạn là điều hoàn toàn hợp pháp. Việc chú bạn không đồng ý và không chịu ký các giấy tờ liên quan là trái với quy định của pháp luật. Do đó bà bạn chỉ cần tiến hành lập di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trên đây là nội dung giải đáp của LS dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Tuy nhiên để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn bạn có thể gửi thêm tài liệu hoặc đến gặp trực tiếp Luật sư tại công ty Luật Thành đô.
Chúc bạn thành công!
Trân trọng!
Hình như Luật sư có sự nhầm lẫn hay sao ấy.
Trường hợp này, khi ông nội bạn này mất không để lại di chúc, thì di sản thừa kế sẽ được chia theo các quy định thừa kế theo pháp luật:
"Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản."
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Theo các quy định này, thì chú của bạn đặt câu hỏi có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế bởi các lẽ sau:
1. Dù ông nội của bạn mất khi chú bạn được 3 tháng tuổi thì chú bạn vẫn có quyền thừa kế, theo quy định của pháp luật thì thai nhi được 7 tuần tuổi trở lên đã được quyền thừa kế;
2. Di sản thừa kế không có tranh chấp mặc nhiên các quyền thừa kế của những người được thừa kế được đảm bảo;
3. Chú của bạn là người thừa kế hợp pháp theo hàng thừa kế thứ nhất;
Hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn là: bà nội bạn, bố của bạn và chú của bạn.
Nếu di sản thừa kế là tài sản chung của ông nội bạn và bà nội bạn thì di sản thừa kế được tính là 1/2 nhà và đất nói trên(bà nội của bạn mặc nhiên có quyền với nửa còn lại), theo đó chú bạn được hưởng phần như sau: 1/3 của 1/2 nhà và đất ông nội bạn để lại;
Nếu di sản thừa kế là tài sản riêng của ông nội bạn thì đó chú bạn được hưởng phần như sau: 1/3 nhà và đất ông nội bạn để lại;
Rất mong Luật sư cho ý kiến để cùng trao đổi.
Chân thành cảm ơn!