Sau khi khai nhận di sản thừa kế, người có liên quan có quyền khởi kiện (VD cháu bạn không đồng ý thì cháu bạn sẽ khởi kiện). Hoặc bạn và anh em cũng có thể chủ động khởi kiện tại Tòa án. Con được hưởng di sản của bố mẹ, không phụ thuộc người đó đang ở đâu.
Người khởi kiện phải nộp tạm ứng AP, tiền tạm ứng án phí bằng 50% án phí tạm tính (án phí thì khi có quyết định hay bản án của Tòa án thì mới phải nộp, còn tạm ứng án phí phải nộp trước để Tòa án thụ lý). Mức án phí được tính dựa vào quy định tai NĐCP 70/2007, cụ thể là:
Điều 7.-
1. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 50.000 đồng. 2. Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
a. Từ 1.000.000 đồng trở xuống | 50.000 đồng |
b. Từ trên 1.000.000 đến 100.000.000 đồng | 5% của giá trị tài sản có tranh chấp |
c. Từ trên 100.000.000 đến 200.000.000 đồng | 5.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 100.000.000 đồng |
d. Từ trên 200.000.000 đến 500.000.000 đồng | 9.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 200.000.000 đồng |
đ. Từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng | 18.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 500.000.000 đồng |
e. Từ trên 1.000.000.000 đồng | 28.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 1.000.000.000 đồng |
Vì đây là vụ án có giá ngạch nên người khởi kiện phải nộp tạm ứng AP. Sau khi có quyết định hoặc bản án, người có yêu cầu không dược chấp nhận sẽ phải chịu AP (người có yêu cầu được chấp nhận sẽ không phải chịu án phí, mà bên thua kiện phải chịu).
Có thể người thắng kiện cũng chịu AP tương ứng với giá trị tài sản yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng không được chấp nhận. VD: Bạn yêu cầu 200.000.000 nhưng Tòa chỉ chấp nhận 150.000.000 thì bạn phải chịu mức AP tương ứng với 50.000.000.