Chia taì sản không di chúc

Chủ đề   RSS   
  • #361742 09/12/2014

    hailiennguyen

    Sơ sinh

    Thị xã Lai Châu, Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia taì sản không di chúc

    Gia đình bố tôi có 6 người con trai, bà nội tôi đã mất năm 1995, ông nội tôi mất năm 2013 không để lại di chúc. Sinh thời, ông có ý nguyện khu đất ông đang ở với chú con trai út sẽ được chia cho các con, trong đó bác cả được 120m2, các con khác được 80m2, riêng bố tôi được 40m2 (vì theo ông bố tôi xa quê từ khi lập gd, chỉ có 2 con gái, ngày trước ông bà đã bán đất cho bố mẹ tôi 1 phần tiền để xây nhà, nhưng không có giấy tờ cho việc bán đất cho bố mẹ tôi tiền mà chỉ là lời mọi ng kể lại).

    Hiện nay, các bác, các chú có ý không chia đất cho bố tôi vì nói bố tôi đã được ông bà cho tiền trước đó để xây nhà, hoặc nếu chia 40m2 cho bố tôi thì không sang tên sổ đỏ cho bố, mà sau này chia sổ sẽ đứng tên bác cả hoặc chú út, còn bố mẹ tôi có quyền về đó xây nhà (phòng trường hợp bố tôi bán cho ng khác, vì mọi ng không thích ng khác vào ở đất của tổ tiên).

    Hiện tại, mọi người chưa tách sổ đỏ nhưng sau khi ông mất chính quyền xã đã tạm thời sang tên cho bác cả theo ý kiến đồng ý của cả gia đình (trừ bố tôi vì không ai gọi bố tôi về). Vậy tôi muốn hỏi bố tôi có được quyền thừa kế và được phép đòi quyền lợi của mình hay ko ạ?

    Mong sớm nhận được câu trả lời từ Quý luật.

     
    4091 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #361938   10/12/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Nếu các nội dung như bạn cung cấp thì tôi cho rằng đã phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản của Ông bà bạn cho các con.

    Ý nguyện của Ông bạn không có giá trị áp dụng theo quy định, nên về nguyên tắc di sản phải được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Viêc UBND xã làm thủ tục sang tên cho Bác cả bạn mà không có sự đồng ý của Bố bạn là trái quy định của pháp luật.

    Trường hợp này Bố bạn có quyền yêu cầu và được hưởng một phần ngang bằng với những người còn lại. Nếu không được, Bố bạn có quyền gửi Đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp tại cấp xã, nếu hoà giải không thành thì khởi kiện ra Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

    Nếu cần tham vấn thêm hoặc hỗ trợ về mặt pháp lý, bạn liên hệ với tôi để cùng trao đổi.

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #362126   11/12/2014

    TrustingAI
    TrustingAI

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    ý nghuyện của ông bạn không phải là hình thức của di chúc nên không có giá trị pháp lí. DI sản ông bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể, điều 676 LDS 2005 quy định:

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật  

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Vì vậy , bố bạn, các bác và chú bạn sẽ được hưởng di sản như nhau. Bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa án gần nhất nơi có di sản để giải quyết tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Email: luat.huythanh@gmail.com