Chào bạn ! Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:
1. Về quan hệ hôn nhân.
Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình về Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Như vậy thì chồng của bạn vẫn có quyền yêu cầu li hôn mặc dù bạn không đồng ý. Khi chồng bạn yêu cầu ly hôn mà hòa giả tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn
2. Chia tài sản:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung... Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản có tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó được xem là tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá nhân.
Do đó, nếu mẹ bạn chứng minh được căn nhà trên là tài sản riêng của mình, thì khi ly hôn tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn.
Xin thông tin thêm về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
- Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
- Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo luật định.
3.Về quyền nuôi con:
Điều 92 Luật HNGĐ quy định:
“Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”.
Như vậy, tại thời điểm chị yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ly hôn thì cháu bé được hơn 2 tuổi, do vậy về nguyên tắc chị có quyền nuôi con
Tuy nhiên, để được Tòa án quyết định cho chị được nuôi, chị cần chứng minh với Tòa án khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục, đồng thời không bị rơi vào trường hợp bị hạn chế quyền nuôi con theo quy định tại Điều 41 Luật HNGD: “Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”
Chúc bạn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống !
______________
Trân trọng !
Chuyên viên tư vấn pháp luật:
Đinh Thị Hạ
ĐT: 01656 120 439
Mail: lienhe@sunlaw.com.vn
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT SUNLAW (SUNLAW FIRM)
Địa chỉ văn phòng giao dịch : Số 120 A4, ngõ 129, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Email : contact@sunlaw.com.vn Tel: 043-9916057
Fax: 0435510350
Website : http://www.sunlaw.com.vn http://www.lawdata.vn
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN (24h/7): 1900 6816