Anh A là con của ông X và bà Y. Ngay từ hồi còn nhỏ, do mồ côi cha, mẹ đang sinh sống ở Đức với người đàn ông khác, nên anh A được bác ruột (anh trai mẹ) là I nuôi dưỡng chăm sóc. A trưởng thành, lập gia đình với chị B vào năm 2000. Sau khi kết hôn với nhau A và B lần lượt có 2 người con là K và H. Do cuộc sống hôn nhân bất hòa A và B sống ly thân từ năm 2013. K và H đều ở cùng mẹ. Năm 2017, A và B đã làm đơn ly hôn. Tòa án đã thụ lý đơn nhưng đang trong quá trình giải quyết thì vào tháng 10 năm 2017 A bị tai nạn lao động. Sau khi được đưa vào bệnh viện cấp cứu, 5 ngày sau A chết. Trước khi chết A có trăng trối trước nhiều người làm chứng là sẽ để lại toàn bộ tài sản của mình cho bác mình là ông T được hưởng. 3 ngày sau khi A chết, những lời trăng trối của A (đã được những người làm chứng viết lại thành văn bản - có đầy đủ chữ ký của họ) đưa đi chứng thực. Đầu năm 2023, chị B làm đơn kiện ra tòa để đòi phân chia di sản thừa kế của anh A cho các con của mình. Tại thời điểm giải quyết vụ việc Tòa án xác định tài sản chung của A và B có giá trị 3,6 tỷ đồng, A không có tài sản riêng, K đã đi làm và có thu nhập cao, H vẫn còn đi học).
YÊU CẦU:
1/ Bằng các kiến thức pháp luật về dân sự và thừa kế, anh/chị hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?
2/ Cũng trong vụ việc trên, việc chia thừa kế có gì thay đổi nếu: a/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, bà Y từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A? b/ Khi xảy ra tranh chấp về thừa kế, cả bà Y và T đều từ chối hưởng di sản thừa kế của anh A