CHIA – TÁCH, HỢP NHẤT – SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP LIỆU CÓ GIỐNG NHAU?

Chủ đề   RSS   
  • #447634 23/02/2017

    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    CHIA – TÁCH, HỢP NHẤT – SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP LIỆU CÓ GIỐNG NHAU?

    Chia, tách, hợp nhất hay sáp nhập là những từ chúng ta có thể thường thấy trong lĩnh vực doanh nghiệp khi ai đó nói về vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp. Theo khoản 25 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định rằng việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập chính là các hoạt động nằm trong khái niệm tổ chức lại doanh nghiệp (pháp luật doanh nghiệp không quy định rõ như thế nào là tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu sâu, sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa chia – tách, sáp nhập – hợp nhất doanh nghiệp. Bài viết sau đây xin làm rõ về những khái niệm nêu trên.

    Thứ nhất, về vấn đề chia và tách doanh nghiệp:

    - Giống nhau:

    + Là hình thức tổ chức lại mà doanh nghiệp sẽ tiến hành chia thành viên, cổ đông và nguồn lực kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ;

    + Chia và tách doanh nghiệp đều dẫn đến sự hình thành nhiều doanh nghiệp mới;

    + Áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

    - Khác nhau:

    + Hệ quả: Đối với hình thức chia doanh nghiệp, thì công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại khi công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (A = B + C); đối với hình thức tách doanh nghiệp, thì công ty bị tách sẽ không chấm dứt sự tồn tại mà chỉ chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ để thành lập nên một công ty mới khác (A = A + B).

    Thứ hai, về vấn đề hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp:

    - Giống nhau:

    + Là hình thức tổ chức lại mà doanh nghiệp thực hiện bằng cách kết hợp năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại để hình thành năng lực kinh doanh thống nhất trong một doanh nghiệp;

    + Hợp nhất và sáp nhập đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;

    + Áp dụng cho các loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

    - Khác nhau: Hợp nhất doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự hình thành công ty mới (B + C = A); sáp nhập doanh nghiệp không dẫn đến sự hình thành công ty mới mà chỉ dẫn đến những thay đổi bên trong công ty nhận sáp nhập ( B + C = C).

     
    45749 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    info@luatvantin.com.vn (09/10/2018) tienkhanh217 (01/03/2018) minhcuong1704 (23/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447641   23/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Cảm ơn bạn, bài viết rất hữu ích. Các cụm từ này khi học Luật doanh nghiệp rất dễ gây nhầm lẫn :)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (23/02/2017)
  • #447713   23/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    minhcuong1704 viết:

    Cảm ơn bạn, bài viết rất hữu ích. Các cụm từ này khi học Luật doanh nghiệp rất dễ gây nhầm lẫn :)

    Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đúng là như vậy đấy ạ, vì nếu không để tâm, mà chỉ đọc thoáng qua thì rất dễ nhầm chia, tách + sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên cách thức, thủ tục thực hiện thì hoàn toàn khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (24/02/2017)
  • #447784   24/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    THỦ TỤC CỤ THỂ TRONG VIỆC CHIA DOANH NGHIỆP

    Sau khi đã lựa chọn cách thức để tiến hành chia doanh nghiệp, chúng ta sẽ nghiên cứu theo những quy định của Luật doanh nghiệp 2014 để xác định được thủ tục cụ thể để tiến hành chia doanh nghiệp:

    Bước 1: Thông qua quyết định chia doanh nghiệp

    Tiến hành thông qua nghị quyết chia doanh nghiệp của Hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP bị chia.

    Nghị quyết chia doanh nghiệp phải bao gồm đầy đủ những nội dung cơ bản sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị chia tên các công ty sẽ thành lập; nguyên tắc, cách thức và thủ tục chia tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức phân chia, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị chia sang các công ty mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia; thời hạn thực hiện chia công ty. Những thông tin này sẽ giúp đảm bảo tốt nhất quá trình chia doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch, đem lại những kết quả tích cực.

    Bước 2: Tiến hành thông báo nghị quyết chia doanh nghiệp

    Để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho chủ nợ, cũng như người lao động của doanh nghiệp bị chia thì Nghị quyết chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

    Bước 3: Hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Ở bước này, các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ của công y, bầu hoặc bổ nhiệm ra các thành viên chủ chốt của công ty gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

    Đồng thời, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty mới phải kèm theo nghị quyết chia công ty để làm rõ về nguồn gốc, sự hình thành của công ty mới.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (24/02/2017)
  • #447785   24/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    THỦ TỤC CỤ THỂ TRONG VIỆC TÁCH DOANH NGHIỆP

    Sau khi đã tự mình chọn lựa ra cách thức phù hợp để tiến hành tách doanh nghiệp, việc tách doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo thủ tục cụ thể được Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

    Bước 1: Thông qua quyết định tách doanh nghiệp

    Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty bị tách thông qua nghị quyết tách công ty theo quy định.

    Nghị quyết tách công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; cách thức tách công ty; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách; thời hạn thực hiện tách công ty

    Bước 2: Thông báo công khai nghị quyết tách doanh nghiệp

    Cụ thể ở bước này, doanh nghiệp bị tách phải gửi nghị quyết tác đã được Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông thông qua đến các chủ nợ và người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết. Quy định nằm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, cũng như người lao động khi doanh nghiệp tiến hành tổ chức lại.

    Bước 3: Hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty được tách thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

    Tương tự như quy định về chia doanh nghiệp, thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới phải kèm theo nghị quyết tách công ty để đảm bảo tính xác thực về sự thành lập của công ty.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (24/02/2017)
  • #447972   25/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    THỦ TỤC CỤ THỂ TRONG VIỆC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

    Sáp nhận là hình thức tổ chức lại áp dụng đối với các loại hình công ty bao gồm công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật doanh nghiệp 2014 cũng đã quy định cụ thể về thủ tục đầy đủ để thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp, có thể chia làm 3 bước:

     

    Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập


    Các công ty liên quan có nằm trong mối quan hệ sáp nhập sẽ chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập mang nghĩ như là một cơ sở pháp lý để đảm bảo cho quá trình sáp nhập diễn ra một cách công khai, minh bạch, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên sáp nhập, tránh tình trạng tranh chấp sau này.

     

    Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập.

     

    Bước 2: Thông báo hợp đồng sáp nhập


    Cũng giống như việc chia, tách doanh nghiệp, hợp đồng sáp nhập được ký kết giữa các bên sáp nhập phải được thông báo một cách công khai, cụ thể đối với chủ nợ và người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được thông qua.

     

    Không chỉ ảnh hưởng quyền và nghĩa vụ của các bên sáp nhập mà việc tiến hành sáp nhập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng khá nhiều đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ, người lao động. Việc công khai thông báo như vậy sẽ giúp người có liên quan biết được vấn đề và có những hành động riêng đảm bảo lợi ích của mình.

     

    Bước 3: Hoàn tất thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

     

    Các thành viên, chủ sở hữu công ty, cổ đông của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập, điều lệ công ty nhận sáp nhập, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty nhập sáp nhận v tiến hành đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo hợp đồng sáp nhập, nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của công ty nhận sáp nhập.

     

    Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #447973   25/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    THỦ TỤC CỤ THỂ TRONG VIỆC HỢP NHẤT DOANH NGHIỆP

    Khác biệt với sáp nhập doanh nghiệp là chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập và vẫn giữ nguyên sự tồn tại của công ty nhận sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại của tất cả công ty sáp nhập. Để đảm bảo sự thống nhất trong các bước để hoàn thành thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2014 cũng đã quy định cụ thể về vấn đề này, ta có thể chia làm 3 bước chính:

    Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng hợp nhất

    Các công ty hợp nhất để thành lập nên một công ty mới phải chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Cụ thể hợp đồng hợp nhất bao gồm đầy đủ các thông tin quan trọng về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.

    Hợp đồng hợp nhất cũng là cơ sở khách quan để ghi nhận việc hợp nhất các công ty, những quyền lợi và nghĩa vụ của công ty mới. Từ đó, các bên sau khi hợp nhất có thể dựa trên hợp đồng mà thực hiện xây dựng Điều lệ công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty mới được thành lập.

    Bước 2: Thông báo hợp đồng hợp nhất

    Cũng giống như đã trình bày ở thủ tục sáp nhập doanh nghiệp, hợp đồng hợp nhất được ký kết giữa các doanh nghiệp hợp nhất, cần phải được thông báo một cách công khai, cụ thể đối với chủ nợ và người lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được thông qua.

    Khi tiến hành hoạt động hợp nhất các doanh nghiệp, thì việc hợp nhất cũng ảnh hưởng quan trọng đến quyền lợi của chủ nợ hay những người lao động thuộc công ty trước khi hợp nhất. Chính vì thế, việc thông báo hợp đồng hợp nhất đến những đối tượng này là cần thiết, nhằm đảm bảo tối ưu quyền lợi của họ.

    Bước 3: Hoàn tất thủ tục đăng ký daonh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

    Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    Đồng thời, hệ quả pháp lý sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)