Chi trả trợ cấp thôi việc khi quá hạn?

Chủ đề   RSS   
  • #481997 13/01/2018

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chi trả trợ cấp thôi việc khi quá hạn?

    Kính gửi các thành viên dân luật!

    Mình có một câu hỏi mong mọi người cho ý kiến thảo luận. Mình có đọc Điều 43 Bộ luật lao động 2012 và Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP có quy định liên quan đến thời hạn thanh toán trợ cấp thôi việc sau khi chấm dứt hợp đồng lao động là 07 ngày (có thể kéo dài đến 30 ngày với điều kiện nhất định). Vậy câu hỏi đặt ra là sau thời hạn 7 ngày (kéo dài 30 ngày) như trên nêu nếu người lao động vì lý do nào đó mới đến doanh nghiệp để đề nghị thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp có quyền không chi trả hay không? (hay vẫn bắt buộc phải chi trả dù đã quá thời hạn quy định)

    Rất mong nhận được tư vấn, ý kiến sớm. Trân trọng cảm ơn! 

    Cập nhật bởi hasosa ngày 13/01/2018 03:21:12 CH

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    3956 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    trantomy (15/03/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #487126   14/03/2018

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Vấn đề này được quy định tại điều 47 của bộ luật lao động 2012:

    Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

    2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán”

    Đây là khoảng thời gian quy định về thực hiện nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, hết thời hạn này mà người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc thì người lao động có thể đi khiếu nại hoặc khởi kiện để đòi trợ cấp thôi  việc.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    hasosa (29/05/2018)
  • #487134   14/03/2018

    Nếu đọc quy định thì công ty vẫn phải trả cho người lao động.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    hasosa (29/05/2018)
  • #487140   14/03/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Trả trợ cấp thôi việc là nghĩa vụ của doanh nghiệp, không thể vì lý do quá hạn mà "xù" được.

    Khác biệt chỉ là nếu trong phạm vi số ngày cho phép thì ko phải trả lãi, còn nếu quá hạn thì không loại trừ khả năng bị kiện trả thêm lãi + phạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hasosa (29/05/2018)
  • #492819   29/05/2018

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Vậy kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, khoảng 30 năm sau người lao động mới cầm quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đến yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp thôi việc có được không?

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #492892   29/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hasosa viết:

    Vậy kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, khoảng 30 năm sau người lao động mới cầm quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đến yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp thôi việc có được không?

    Trả lời: Nếu người sử dụng đến lúc đó vẫn còn tồn tại thì vẫn tới được.

     
    Báo quản trị |  
  • #492915   30/05/2018

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình nghĩ lập luận này chưa ổn. Luật sẽ không cho phép kéo dài lê thê bất tận các vấn đề về lao động mà chưa biết khi nào chấm dứt. Theo mình trường hợp có người lao động sau nhiều năm cầm quyết định đến doanh nghiệp yêu cầu chi trả trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể từ chối với lý do người lao động đang khiếu nại về hành vi lao động của người sử dụng lao động. Mà theo quy định về giải quyết khiếu nại về lao động thì nếu khiếu nại quá hạn sẽ không thể giải quyết...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #493030   31/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn nghĩ là quyền của bạn. Luật không quy định như vậy.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hasosa (05/06/2018)