Chi trả chế độ nghỉ phép cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #541255 16/03/2020

    Chi trả chế độ nghỉ phép cho người lao động

    Chào các anh chị và các luật sư trong diễn đàn

    Công ty em có trường hợp người lao động đang trong thời gian thử việc nghỉ cưới. Em muốn hỏi về việc chi trả cho người lao động này như thế nào trong những ngày họ nghỉ cưới. Có phải tính là "nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương" cho người lao động hay không? Cơ sở pháp lý để chi trả trong trường hợp trên.

    Em xin cảm ơn!

     
    3367 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn SUNRISESPORT vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541410   18/03/2020

    pigreen
    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    Chào bạn,

    Theo trường hợp của bạn thì có thể thấy bạn vẫn còn đang trong thời gian thử việc, chưa được ký hợp đồng chính thức.

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì không quy định về việc áp dụng chế độ nghỉ phép đối với NLĐ đang trong thời gian thử việc, như vậy theo mình, trong trường hợp này được tính là ngày ngày nghỉ việc không được tính lương bình thường thôi nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #541423   18/03/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Nghỉ cưới được hưởng nguyên lương 3 ngày theo điều 116 BLLĐ

     
    Báo quản trị |  
  • #544988   30/04/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    ntdieu viết:

    Nghỉ cưới được hưởng nguyên lương 3 ngày theo điều 116 BLLĐ

    Quan điểm của em thì không áp dụng quy định này được do Điều 116 nêu về quyền lợi của người lao động. Theo Điều 3 Bộ Luật lao động 2012 thì: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tức chỉ những người làm việc theo Hợp đồng lao động mới được xem là người lao động. Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng khác với hợp đồng lao động. Do đó, người ký Hợp đồng thử việc không thể xem là người lao động và áp dụng chế độ của người lao động được.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    ntdieu (30/04/2020)
  • #545047   30/04/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    MewBumm viết:

     

    ntdieu viết:

     

    Nghỉ cưới được hưởng nguyên lương 3 ngày theo điều 116 BLLĐ

     

     

    Quan điểm của em thì không áp dụng quy định này được do Điều 116 nêu về quyền lợi của người lao động. Theo Điều 3 Bộ Luật lao động 2012 thì: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tức chỉ những người làm việc theo Hợp đồng lao động mới được xem là người lao động. Hợp đồng thử việc là loại hợp đồng khác với hợp đồng lao động. Do đó, người ký Hợp đồng thử việc không thể xem là người lao động và áp dụng chế độ của người lao động được.

     

    Hihi, nếu theo đúng từng câu chữ trong luật thì bạn có lý 
     

    Quan điểm của tôi thì nếu doanh nghiệp muốn cho người này nghỉ 3 ngày thì căn cứ vào điều 116 cũng sẽ không có ai nhào vô phản đối rằng không được cho nghỉ vì người này chưa được coi là NLĐ đâu.

     
    Báo quản trị |  
  • #541428   18/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Chào bạn, tình huống của mình có chia sẻ như sau:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2012 thì Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    Và nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung chủ yếu sau đây:.

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

    Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 thì Bộ luật Lao động 2012 thì kết hôn là một trong những trường hợp người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong.

    Như vậy, pháp luật về lao động không quy định chi tiết trường hợp cấm người lao động đang thử việc được hưởng nguyên lương khi kết hôn.

    Do đó, theo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì trường hợp của công ty bạn khi người lao động nghỉ để kết hôn thì vẫn phải trả nguyên lương cho người lao động trong 03 ngày nghỉ đó, trừ trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận khác.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #544617   29/04/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14921
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Trường hợp này theo mình thì chế độ này áp dụng cho người lao động. Mà định nghĩa người lao động theo quy định là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Trường hợp lao động thử việc này không làm việc theo hợp đồng lao động nên không xác định là người lao động để hưởng chế độ theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 bạn nhé.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #544628   29/04/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
     
    - Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
     
    - Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
     
    - Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
     
    Đối với trường hợp này thì NLĐ được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và không bị trừ ngày phép. Còn đối với lao động thử việc thì chỉ nghỉ không lương thôi. 

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #545006   30/04/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Theo định nghĩa người lao động tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012: “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.”
    Theo đó, lao động thử việc chưa làm việc theo hợp đồng lao động do đó không phải là người lao động theo định nghĩa trên. Vì vậy lao động thử việc không được nghỉ và hưởng nguyên lương trong trường hợp này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545143   30/04/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề này theo quan điểm cá nhân thì người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng những quyền lợi về số ngày nghỉ và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động. Tuy nhiên, vấn đề này cũng tùy thuộc vào sự thỏa thuận và quy chế của từng doanh nghiệp, nếu người lao động trong thời gian thử việc đồng ý với thỏa thuận trước khi nhận việc là trong thời gian thử việc không có ngày phép thì người lao động này sẽ không được hưởng quyền lợi về số ngày nghỉ phép như lao động chính thức.

     
    Báo quản trị |