Đây là nội dung được quy định tại Chỉ thị 09/CT-BCT ngày 04/11/2022 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Cụ thể, Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Thứ nhất: Lực lượng quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị hoạt động đúng theo nội dung Giấy xác nhận đủ điều kiện đã được cấp, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung xăng dầu trên địa bàn.
Thứ hai: Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
- Đặc biệt là các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu.
- Hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác.
Trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
Riêng đối với trường hợp cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, tiến hành chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra để làm rõ nguyên nhân, lý do tạm ngừng, kiên quyết xử lý nghiêm kì lắc theo quy định; kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù là bất kể thương nhân ở loại hình nào.
Thứ ba: Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Đồng thời thực hiện xử lý nghiêm các cán bộ, công chức buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm.
Tại sao mua xăng dầu bằng can, chai lại bị cấm?
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã quy định chỉ xử lý đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác, chứ không phải hành vi mua xăng bằng can, chai, thùng và các vật chứa khác.
Mức phạt hành vi bán xăng dầu bàn can, chai
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định tổ chức nào có với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác.
Phạt tiền từ 03 triệu đồng - 05 triệu đồng.
Trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
Bên cạnh đó, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm pháp luật về kinh doanh xăng dầu.
Lưu ý: Đối với cá nhân có hành vi tương tự mức phạt sẽ là ½ so với tổ chức.