Chi phí cho người thân nhân viên đi du lịch cùng công ty

Chủ đề   RSS   
  • #445620 20/01/2017

    bangtram31192

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chi phí cho người thân nhân viên đi du lịch cùng công ty

    Chào mọi người,

    Em có một câu hỏi liên quan tới chi phí du lịch của công ty. Công ty em cho nhân viên đi du lịch hằng năm và có quyết định là mỗi người được dẫn theo 1 người thân đi cùng. Thì em không biết là chi phí của người thân này có được tính là chi phí phúc lợi cho nhân viên và chia bình quân 1 tháng lương không ạ? Anh/chị nào có kinh nghiệm trong việc cho người thân đi du lịch cùng công ty thì cho em ý kiến với nhé.

    Em cảm ơn

     

    Cập nhật bởi bangtram31192 ngày 20/01/2017 03:00:16 CH
     
    27453 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #512176   14/01/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo Điều 4, Khoản 2.30, Thông tư 96/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về khoản chi phúc lợi có quy định như sau: 
    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
    ...
    Theo quy định trên, chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ, là một trong những khoản chi phúc lợi, được xác định không quá 1 tháng lương bình quân trong năm tính thuế.
    Căn cứ theo Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng cục thuế thì khoản chi phí nghỉ mát cho nhân viên được khấu trừ thuế GTGT, nếu:
    -Có đầy đủ chứng từ 
    -Tổng số chi các khoản phúc lợi trong năm không vượt quá một tháng lương bình quân
     
    Những khoản chi nghỉ mát được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ, nếu:
    -Có đủ hoá đơn chứng từ
    -Tổng các khoản chi phúc lợi của doanh nghiệp không vượt quá một tháng lương bình quân
    -Thanh toán qua ngân hàng với những hoá đơn có giá trị từ 20trđ trở lên
    Các chứng từ để chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ bao gồm:
    -Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát ( nếu chi bằng tiền)
    -Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát
    -Quyết định của Giám đốc về việc đi nghỉ mát, phê duyệt kinh phí.
    -Các hóa đơn tiền phòng, ăn uống, hóa đơn GTGT nếu công ty thuê công ty dịch vụ du lịch ....
    -Chứng từ thanh toán khác.
    Như vậy nếu cty bạn đã đưa danh sách số người tham gia nghỉ mát có cả người thân kèm theo vào bảng kê và phải đáp ứng các điều kiện khác của khoản chi phí này thì khoản thanh toán cho cả người thân đều được tính vào chi phí được trừ
     
    Báo quản trị |  
  • #514526   27/02/2019

    Mình thấy bạn ở trên đã nêu các căn cứ đầy đủ hết rồi do đó bạn căn cứ vào đấy mà thực hiện. Cụ thể là khi đi du lịch thì phải có danh sách nhân viên. Để được đưa vào chi phí được trừ khi thanh toán cho cả người thân của nhân viên thì khi lập danh sách bạn kèm luôn cả người thân của nhân viên vào là được.

     
    Báo quản trị |  
  • #518924   26/05/2019

    Mình thì cảm thấy bạn DT-DA giải thích chưa thỏa đáng lắm.

    Quy định về chi nghỉ mát tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC chỉ nhắc tới "chi nghỉ mát" mà không nói rõ ràng về đối tượng hưởng. Theo đó nếu không nhắc gì thì có thể hiểu là "chi nghỉ mát cho người lao động" chứ không thể hiểu là "chi nghỉ mát cho người lao động và người thân" được.

    Hơn nữa ở công văn Công văn 4005/TCT-CS có quy đinh khoản chi phí được trừ nếu "người lao động được thụ hưởng trực tiếp". Theo đó, chưa rõ bạn căn cứ vào đâu để cho rằng khoản tiền chi cho người thân đi cùng là khoản tiền người lao động thụ hưởng trực tiếp? Nếu trường hợp không có căn cứ và bạn kết luận dựa trên suy luận từ nội dung câu chữ thì không thuyết phục. Bởi lẽ bất kỳ một người nào cũng có thể giải thích điều luật theo hướng ngược lại mà không hề vi phạm nó.

    Mong phản hồi từ bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #521573   25/06/2019

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Các bạn có thể xem xét ở góc độ, phúc lợi nhân viên, chi phí nghỉ mát, teambuilding công ty có chế độ, chính sách cho 1 người phụ thuộc tham gia. 

    Và toàn bộ chi phí, danh sách tham gia teambuiding chỉ có danh sách nhân viên công ty. 

    Từ đó, theo cơ sở phúc lợi trực tiếp cho nhân viên, nhưng bị khống chế chi phí không được vượt quá mức lương bình quân phải chi hàng năm của công ty theo HD thông tư về thuế TNDN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bluesky1984 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/06/2019)
  • #522204   29/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Doanh nghiệp được trừ khoản chi phúc lợi du lịch cho người thân nhân viên đi du lịch cùng công ty nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    - Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;

    - Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

    - Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #537272   13/01/2020

    etrip4u
    etrip4u

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2020
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 35 lần


    Thời điểm hiện tại thì các bộ luật quy định về điều này có thay đổi j k ạ? hay vẫn giữ nguyên như thế này?

     
    Báo quản trị |