Chị em ruột lấy nhau: 2 năm tù có hợp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #144349 31/10/2011

    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Chị em ruột lấy nhau: 2 năm tù có hợp lý?


    Câu chuyện tình cảm động và oan trái của hai chị em ở An Lão, Bình Định đã làm dư luận xúc động. Không ít bạn đọc cũng tỏ ra bức xúc khi tòa án xử ông Đinh Văn Miên, người em, hai năm tù giam về tội loạn luân.

    Họ không có tội?

    Câu chuyện tình éo le này của cặp vợ chồng xảy ra ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định. 12 năm sau khi kết hôn, có hai đứa con đề huề thì họ mới bàng hoàng nhận ra mình là … chị em ruột. Về cuộc hôn nhân này, người chồng đã bị xử phạt 2 năm tù giam vì tội loạn luân.

    Về bản án dành cho người chồng, nhiều độc giả đã phản đối, bởi theo họ, đôi vợ chồng này không biết sự thật về mối quan hệ của mình và hai người cũng đã chịu quá nhiều đau khổ rồi.

    Tình yêu của họ được ví như bi kịch của nàng Tô Thị trong chuyện xưa (Ảnh: Pháp luật và thời đại)

    Đó là câu chuyện của ông Đinh Văn Miên (SN 1953) ở huyện An Lão, tỉnh Bình Định và bà Đinh Thị Miễu (SN 1951) được đăng tải trên báo Pháp luật và thời đại. Ông Miên bị thất lạc gia đình từ nhỏ, sau đó lớn lên ông gặp gỡ, yêu và kết hôn với bà Đinh Thị Miễu.
    #e6e6fa;margin:5px;width:180px;border-collapse:collapse;border:1px solid black;">

    Theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 1985: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
    a) Người phạm tôi do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.
    b) Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được”.


    Cuộc sống của họ rất hạnh phúc với sự góp mặt của hai người con khỏe mạnh, ngoan ngoãn. 12 năm sau, khi trở về quê cũ ông Miên và bà Miễu mới bàng hoàng khi biết họ có quan hệ máu mủ, là chị em ruột. Trước sự thật động trời này, đôi vợ chồng đau khổ vẫn kiên quyết ở lại bên nhau dù dân làng phản đối kịch liệt.

    Năm 1988, ông Miên bị xử phạt 2 năm tù giam vì tội loạn luân. Bản án này và mối tình đau đớn của đôi vợ chồng trên đã khiến dư luận không khỏi xôn xao. Sau khi báo đăng lại câu chuyện này, đã có rất nhiều bạn đọc gửi phản hồi về tòa soạn.

    Bạn đọc Chu Thị Thảo đã rất cảm động trước câu chuyện của họ và cũng không đồng tình với bản án 2 năm tù giam mà tòa án đưa ra: “Mình đọc câu chuyện mà muốn khóc. Dù như thế là loạn luân thật nhưng người ta đâu có chủ ý, có ai muốn lấy anh, chị mình đâu chứ? Đây là tình cảm từ 2 phía cơ mà”.

    Bạn đọc Hoàng cũng đồng tình: “Luật pháp thì cũng phải lấy quan điểm lịch sử để xét xử chứ! Hai chị em đó vì chiến tranh mà ly tán, không còn họ hàng, thân thích. Cha mẹ nuôi của cô gái cũng không nhận ra chàng trai... Vậy, tại sao cho là họ có tội rồi kết án?”

    Một bạn đọc khác cũng đã xúc động chia sẻ với bi kịch tình yêu này: "Thương lắm thay những phận đời. Pháp luật ơi, đừng xử tội họ, họ không có tội”. Bạn đọc có nickname Bibi cũng bức xúc: “Trong khi xã hội đang lo ngại tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng ở mọi tầng lớp. Tòa án thì ra sức thuyết phục, hòa giải các cặp vợ chồng còn không xong thì đằng này lại chia lìa họ? Họ không cố ý, họ cũng chỉ là nạn nhân của chiến tranh”.

    Tuy nhiên, có một số độc giả khác lại cho rằng: “Tôi không đồng quan điểm trên. Ít nhất hai ông, bà này phải biết đúng sai dù đã khá muộn. Hơn nữa ông, bà đã ở tuổi xế chiều, không sống chung vẫn có thể chăm sóc được con cái. Phải tuân thủ theo quy định pháp luật”, bạn đọc Nguyễn Thị Mai cho biết.

    Một bạn đọc khác cũng đồng tình: “Thực ra tòa xử không phải về tội 2 người lấy nhau vì chuyện đã rồi, tòa xét xử ở đây là vì 2 người biết nhau là chị em mà vẫn chung sống với nhau. Khi đã nhận ra mình có mối quan hệ ruột thịt với người vợ thì nên chấm dứt cuộc hôn nhân, không nên nhất quyết ở với nhau làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt”.

    Luật sư nói gì?

    Liên quan đến câu chuyện tình đầy ngang trái của hai người đã ở tuổi xế chiều này, phóng viên đã có tham khảo ý kiến của một số luật sư. Luật sư Nguyễn Minh Long, Công ty Luật Dragon (Phạm Hùng, Hà Nội) cho biết: “Nếu trước đó 2 người không biết mình có quan hệ huyết thống cụ thể là chị - em ruột mà họ chung sống với nhau và có con, thì không phạm tội vì họ không cố ý vi phạm pháp luật”

    Theo ông Long, với trường hợp này, chính quyền địa phương và các tổ chức như hội phụ nữ nên vận động, tuyên truyền cho họ hiểu biết thêm về pháp luật để họ nhận thức được về luật hôn nhân và gia đình. Nhưng khi đã biết được việc có cùng quan hệ huyết thống và đã có sự vận động của chính quyền mà họ vẫn quan hệ với nhau và sinh con thì lúc đó họ đã vi phạm pháp luật. Lúc này, nếu có chứng cứ có thể khởi tố họ.

    Luật sư Long cũng nhấn mạnh: “Nếu sau khi ông Miên và bà Miễu đã biết là mình là chị em và ông Miên cam kết không quan hệ vợ chồng với chị gái mình, không sinh con chỉ chăm sóc quan tâm tới nhau những năm tháng cuối đời và chăm lo cho con cái thì họ có thể sống chung với nhau. Bởi là chị em ở chung một nhà thì có gì sai đâu? Nhưng nếu sau khi đã biết mà vẫn cố tình quan hệ tình dục, sinh thêm con… thì ông Miên có thể bị khởi tố hình sự. Nếu họ đã đăng ký kết hôn, tòa án phải tuyên hủy đăng ký kết hôn này"

    Luật sư Long cũng cho biết thêm, trong cuộc sống, có những trường hợp, những tình huống rất oái oăm khi anh, chị em ruột thịt vì không biết hay bị thất lạc từ nhỏ nên đã kết hôn với nhau. Đến khi đời con cháu tìm hiểu hoặc vô tình phát hiện ra chuyện trái khoáy này thì mới tá hỏa, sững sờ. Nhưng vì danh dự gia đình và nhiều yếu tố khác họ đã bưng bít hoặc giữ kín những bí mật này.

    Về vấn đề cuộc hôn nhân này có vi phạm luật pháp hay không, Ban tư vấn Công ty luật Việt An (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng trả lời: Ông Đinh Văn Miên và bà Đinh Thị Miễu kết hôn năm 1976. Thời điểm này Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đang có hiệu lực. Theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì: “Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha”.Chiểu theo quy định này thì cuộc hôn nhân này vi phạm Luật hôn nhân và gia đình năm 1959.

    Cũng theo Ban tư vấn Công ty luật Việt An, theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 1985 thì: “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.” Tuy nhiên, chỉ có thể coi một hành vi là tội phạm khi nó thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể.

    Trong đó mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý. Chiểu theo quy định này thì hành vi của ông Đinh Văn Miên kết hôn với bà Đinh Thị Miễu không có lỗi vì thời điểm họ kết hôn là năm 1976, họ thất lạc nhau từ nhỏ nên không thể biết được giữa họ có quan hệ chị em ruột. Như vậy ông Miên và bà Miễu không biết và không thể biết được giữa họ có quan hệ ruột thịt nên hành vi của họ không có lỗi.

    Như vậy, hành vi của ông Đinh Văn Miên và bà Đinh Thị Miễu không phải là tội phạm. Vì thế bản án mà Tòa án xử ông Đinh Văn Miên 2 năm tù giam là không thỏa đáng. Đồng thời, để làm đúng pháp luật thì chính quyền địa phương có thể làm đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện để họ được tiếp tục chăm sóc con cái và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

    (Nguồn: http://phapluattp.vn/2011103101061548p1063c1016/chi-em-ruot-lay-nhau-2-nam-tu-co-hop-ly.htm)

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    35848 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #563786   29/11/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Đến bây giờ, tình trạng chị em ruột lấy nhau vẫn còn. Đặc biệt các dân tộc ít người, vẫn chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi. Tảo hôn vẫn phổ biến, nhưng lại không bị xử lý vì họ cho rằng là chuyện bình thường. Cảm ơn bài chia sẽ của tac giả

     
    Báo quản trị |  
  • #567557   31/01/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Việc xử phạt này mình nghĩ còn tùy thuộc vào tình tiết vụ án, về mức độ nhận thức, hiểu biết, và môi trường văn hóa của người vi phạm. Bởi ở 1 số nơi dân trí thấp, thậm chí người đó không biết làm như vậy là vi phạm pháp luật thì 2 năm tù có thể là hơi khắt khe. Còn người biết rõ mà vẫn làm thì mình nghĩ đã xứng đáng rồi

     

     
    Báo quản trị |  
  • #570717   26/04/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Điều 150 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Tuy nhiên, chỉ có thể coi một hành vi là tội phạm khi nó thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm: mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể.

     

    Trong đó mặt chủ quan là yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội, thể hiện dưới dạng lỗi cố ý hoặc vô ý. Chiểu theo quy định này thì hành vi của bạn không thể coi là vi phạm pháp luật vì tại thời điểm kết hôn bạn không biết và không thể biết được giữa 2 người có quan hệ ruột thịt nên hành vi của bạn không có lỗi. Nhưng từ thời điểm bạn biết giữa giữ mình và vợ (em gái) có quan hệ ruột thịt nếu có hành vi giao cấu thì sẽ bị truy cứu về tội loạn luân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #570747   26/04/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11357
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 201 lần


    Mình đồng tình với quan điểm của Luật sư. Không ai cấm hai người họ chung sống với nhau cả, cả hai vẫn có thể ở bên nhau chăm sóc nhau tuổi xế chiều. Chỉ là các bên không được phép quan hệ với nhau bởi hành vi trên là loạn luận, trái với đạo đức cũng như pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571557   25/05/2021

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Mình gặp nhiều trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời. Tuy nhiên, gặp nhiều hơn là trong đời thứ 2 hoặc thứ 3. Còn về chị em ruột lấy nhau thì cũng lạ thật. Việc kết hôn như thế này có thể sẽ gặp rủi ro nếu hai người sinh con, con sẽ mang gen bệnh di truyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #571562   26/05/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    hongphuongtg98 viết:

    Mình gặp nhiều trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời. Tuy nhiên, gặp nhiều hơn là trong đời thứ 2 hoặc thứ 3. Còn về chị em ruột lấy nhau thì cũng lạ thật. Việc kết hôn như thế này có thể sẽ gặp rủi ro nếu hai người sinh con, con sẽ mang gen bệnh di truyền.

    Chị em lấy nhau là đời thứ 2. Bạn "gặp nhiều hơn là trong đời thứ 2 hoặc thứ 3" mà vẫn thấy lạ sao ?

    Mình thì thấy phổ biến nhất là kết hôn trong đời thứ 1 đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #582460   31/03/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chị em ruột lấy nhau: 2 năm tù có hợp lý?

    Chị em ruột lấy nhau là loạn luân, không chỉ trái pháp luật mà còn trái đạo đức, chưa kể cùng huyết thống sinh con có thể dẫn tới việc con cái bị bệnh tật, thiểu năng,... Con cái của họ cũng sẽ rất khổ tâm khi vụ việc xảy ra. Trên thế giới cũng có rất nhiều trường hợp vợ chồng cùng huyết thống, con cái của họ khi sinh ra bị dị tật rất đáng thương.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583009   26/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Chị em ruột lấy nhau: 2 năm tù có hợp lý?

    Việc kết hôn trực hệ trong phạm vi ba đời (kết hôn gần), nó không chỉ trái với về đạo đức, phong tục, tập quán từ xa xưa của dân tộc ta mà còn ảnh hưởng khá lớn sự phát triển của con cái từ góc độ sinh học. Con cái thường thừa hưởng nhiều gen xấu của cả bố và mẹ và hậu quả là dị tật, bệnh tật rất cao... 
     
    Mình không biết cơ sở nào để xác định hai vợ chồng đó là chị em ruột. Nếu là chị em ruột thật mà họ vẫn không mặc cảm và quyết sống với nhau cũng hiếm thấy. Một kết cuộc không có hậu cho một gia đình.
     
    Báo quản trị |