Thông tư 04/2011/TT-BVHDLTT có quy định nội dung:
"Điều 3. Tổ chức việc cưới
Việc cưới phải được tổ chức theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch và các quy định pháp luật khác có liên quan."
"Điều 6. Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới
1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau:
a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình;
b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;
c) Địa điểm cưới do hai gia đình lựa chọn; thời gian tổ chức tiệc cưới không làm ảnh hưởng đến thời gian lao động của Nhà nước; chỉ mời khách dự tiệc cưới trong phạm vi gia đình, họ tộc thân thích, bạn bè và đồng nghiệp thân thiết;
d) Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;
đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc;
e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.
2. Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:
a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;
b) Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;
c) Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;
d) Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;
đ) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử - văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;
e) Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới."
Quyết định của UBND Tp.Hải Phòng căn cứ theo Thông tư này và một số quy định pháp luật khác để quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên tìm mãi chẳng thấy có quy định pháp luật nào đề cập "Lễ cưới chỉ được tổ chức khi đã có đăng ký kết hôn" (!?), điều này quá vô lý vì ai cũng biết lễ cưới là thực hiện theo phong tục tập quán của người việc nam thường được xem ngày (ngày tốt, giờ tốt), giờ lại phải chờ có đăng ký kết hôn thì mới được tố chức thì quá áp đặt. Nếu giả sử có trục trặc ở khâu đăng ký nhưng đã lỡ đặt tiệc ở nhà hàng thì không được tổ chức...Nếu tổ chức ở tỉnh khác, xong sau đó đăng ký kết hôn ở Hải Phòng có được không? Tỉnh khác không quy định, Hải Phòng lại "tiên phong" liệu có công bằng với người dân Hải Phòng hay không? Nếu vi phạm thì cơ sở nào để xử lý vi phạm hành chính (chưa quy định cụ thể trong pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình)...
Ngoài ra, còn rất nhiều nội dung bất cập quy định tại Điều 4 của quyết định như: tổ chức tiệc trong 1 ngày, chỉ mời trong phạm vi bạn bè, họ hàng, láng giềng gần gũi, bạn bè thân thiết ("xếp" thì không được mời vì không có trong phạm vi quy định
)...
Nói túm lại, chuyện cưới hỏi trước giờ là phong tục, tập quán và trước đây có cần văn bản nào hướng dẫn, quy định thực hiện đâu, giờ lại làm khó người dân, đúng là mấy ông ngồi phòng lạnh chỉ giỏi "hành dân là chính".