Chế độ trợ cấp với thân nhân chiến sỹ nhập ngũ 6 tháng bị mất

Chủ đề   RSS   
  • #589949 24/08/2022

    Chế độ trợ cấp với thân nhân chiến sỹ nhập ngũ 6 tháng bị mất

    Đối với trường hợp chiến sĩ nhập ngũ được 6 tháng thì chết do bị bệnh thì chế độ được thực hiện theo Điều 13 Nghị định 33/2016/NĐ-CP và được hưởng dẫn bởi  Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH cụ thể như sau:

    Về trợ cấp mai táng căn cứ Điều 20 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH:

    "Điều 20. Trợ cấp mai táng

    1. Trợ cấp mai táng được thực hiện theo quy định tại Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội và các Khoản 2 và 3 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

    Ví dụ 57: Đồng chí Binh nhất Nguyễn Đình Hải, nhập ngũ tháng 02 năm 2016, bị chết do tai nạn rủi do ngày 05 tháng 11 năm 2016, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí Hải là 10 tháng.

    Trường hợp đồng chí Hải chết do tai nạn rủi ro, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 10 tháng (chưa đủ 12 tháng) nên người lo mai táng cho đồng chí Hải không được nhận trợ cấp mai táng.

    Ví dụ 58: Đồng chí Hoàng Thế Thảo đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết do bệnh tật. Đồng chí Thảo có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 4 năm 2 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 10 tháng.

    Trường hợp đồng chí Thảo có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc là 60 tháng nên người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đồng chí Thảo chết.

    2. Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng và đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng, hoặc người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng thì khi chết, người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Ví dụ 59: Đồng chí Nguyễn Văn An có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 02 năm 2015; tháng 3 năm 2015 tuyển dụng vào làm việc trong ngành Cơ yếu, ngày 14 tháng 5 năm 2015 đồng chí An bị tai nạn lao động, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 31%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng từ tháng 7 năm 2015, ngày 15 tháng 01 năm 2016 đồng chí An chết do tai nạn rủi ro.

    Như vậy, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của đồng chí An chưa đủ 12 tháng, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 60 tháng; tuy nhiên, đồng chí An đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng cho nên thân nhân đồng chí An được hưởng trợ cấp mai táng.

    3. Người lao động quy định tại Điểm a, b và d Khoản 2 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP nếu bị mất tin, mất tích và được Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời điểm Tòa án tuyên bố là đã chết."

     

    =>> Như vậy điều kiện hưởng trợ cấp mai táng là:

    - Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dưới 12 tháng

    - Hoặc có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 60 tháng

    Về trợ cấp tử tuất hằng tháng thì thực hiện theo Điều 13 Nghị định 33/2016/NĐ-CP:

    "Điều 13. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    ...

    4. Người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội:

    a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;

    Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi chết.

    b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    c) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

    d) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.

    5. Thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Người lao động chết không thuộc quy định tại Khoản 4 Điều này;

    b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội;

    c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

    6. Mức trợ cấp tuất một lần

    a) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này;

    b) Người đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội;

    c) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần như đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

    d) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

    7. Giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần được thực hiện như sau:

    a) Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần Điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

    b) Người lao động chết mà không có thân nhân theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế;

    c) Người lao động chết, thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, nếu có nhiều thân nhân thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp."

    =>> Để xác định được mức trợ cấp thì cần phải xác định được thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện của chiến sỹ này mới xác định được một cách chính xác nhất.

     
    530 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/08/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #590226   28/08/2022

    Chế độ trợ cấp với thân nhân chiến sỹ nhập ngũ 6 tháng bị mất

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Trường hợp dân quân bị tai nạn dẫn đến chết, người đại diện hợp pháp của dân quân có thể lập hồ sơ nộp trực tiếp cho Ban CHQS cấp xã để yêu cầu trợ cấp. Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân có ý kiến của Ban CHQS cấp xã và xác nhận của UBND cấp xã;
     
    - Biên bản điều tra tai nạn của công an hoặc Ban CHQS cấp xã trở lên;
     
    - Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện, giấy chứng tử đối với trường hợp tai nạn dẫn đến chết;
     
    - Văn bản thẩm định của Ban CHQS cấp huyện.
     
    Báo quản trị |