chế độ nghỉ thai sản và nuôi con một năm của giáo viên mầm non

Chủ đề   RSS   
  • #110248 14/06/2011

    nicelion

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chế độ nghỉ thai sản và nuôi con một năm của giáo viên mầm non

    Xin chào các bạn 

    Mình có một số thắc mắc mong được giải đáp ,hiện vợ mình là giáo viên mầm non có biên chế , vợ mình vừa mang thai , dự tính sẽ sinh vào tháng 10 này , vợ mình định xin nghỉ thai sản kết hợp nuôi con trong 1 năm . Các bạn cho mình hỏi :

    1 . Vợ mình có được và sẽ được hưởng các chế độ thai sản nào của nhà nước (vd : lương , BHXH , trợ cấp...) ?
    2. Vợ mình sẽ phải viết đơn như thế nào (có cần phải viết đơn xin nghỉ việc không ) ?

    Mình mong được các bạn giải đáp , xin cám ơn các bạn nhiều . emoticon
     
    12681 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #110260   14/06/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định tại điều 31 Luật BHXH, vợ bạn được nghỉ sinh con với thời gian là 4 tháng (nếu làm việc trong điều kiện bình thường). Thời gian này có thể trước hoặc sau khi sinh.

    Thời gian nghỉ sinh con không bao gồm thời gian nghỉ hè. Do vậy, vợ bạn được nghỉ thêm cả 2 hoặc 3 tháng hè.

    Quyền lợi của vợ bạn:

    Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

    Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

    Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

    2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

    1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXHy khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

    b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

    c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

    2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định.

    Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

    1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

    2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

    Vợ bạn nên viết đơn xin nghỉ theo chế độ thai sản và báo cho phòng HCNS biết để nhanh chóng cập nhật thông tin báo cho BHXH.
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |