Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:
“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật theo quy định tại khoản 2 Điều này nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Theo đó, pháp luật cho phép người lao động sau điều trị ổn định thương tật hoặc có xác nhận của Hội đồng giám định y khoa xác nhận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa đảm bảo thì người lao động có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:
“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
…
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.”
Theo đó, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau tai nạn lao động sẽ phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Mức suy giảm khả năng lao động càng cao thì số ngày nghỉ sẽ càng nhiều đc chia thành 03 nhóm: 05 ngày, 07 ngày và cao nhất là 10 ngày.
Căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:
“Điều 54. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
…
3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở."
* Thời gian giải quyết
- Trong vòng 10 ngày công ty phải lập danh sách người lao động nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe gửi lên cơ quan BHXH.
- Trong vòng 10 ngày cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện xử lý hồ sơ trả lời, nếu từ chối xử lý thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.
* Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị tai nạn lao động bao gồm:
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức;
– Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo mẫu.
Ngoài ra, theo Điều 55 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 về Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc có quy định:
- Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định tại khoản 8 Điều 38 của Luật này, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí.
(khoản 8 Điều 33 ghi nhận: Người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;)
- Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.