Chế độ dành cho thương binh và thân nhân thương binh

Chủ đề   RSS   
  • #503437 28/09/2018

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1996)
    Số điểm: 13483
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Chế độ dành cho thương binh và thân nhân thương binh

    Tôi có người cô ruột (sinh năm 1959) cưới chồng là thương binh (41%), chồng (sinh năm 1958) được hưởng trợ cấp hàng tháng là 1.836.000 đ/tháng. Trong trường hợp là vợ của thương binh như cô tôi thì có đc hưởng tr cấp nuôi dưỡng chồng không? và nếu được hưởng thì thủ tục sẽ như thế nào?

    Trả lời:

    Về chế độ đối với thương binh được quy định tại Điều 20 và Điều 21Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 được sửa đổi bởi Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 như sau:

    Điều 20 

    Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm: 

    1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; 

    2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước; 

    3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; 

    4. Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động; 

    5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này

    Điều 21 

    1. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ. 

    Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm y tế. 

    2. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng. 

    3. Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp. 

    4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau: 

    a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; 

    b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng. 

    5. Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.

    Theo đó, trường hợp vợ của thương binh đang còn sống không có chế độ về tiền nuôi dưỡng thương binh. Căn cứ vào Điều 20 và Điều 21 nêu trên để xác định chế độ chính xác nhất cho thương binh.

     
    1362 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận